Nghiên cứu khoa học chỉ ra: Hơn 60% cha mẹ từng làm 1 hành động gây tổn thương não bộ của con, thậm chí sụt giảm IQ

Nguyệt, | 25/12/2023, 06:46
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Hầu hết cha mẹ đều yêu thương con cái, nhưng không phải ai cũng biết cách giáo dục đúng.

Nghiên cứu khoa học chỉ ra: Hơn 60% cha mẹ từng làm 1 hành động gây tổn thương não bộ của con, thậm chí sụt giảm IQ - Ảnh 4.
Kết quả nghiên cứu cho thấy trẻ hay bị phụ huynh la mắng (bên phải) có não bộ nhỏ hơn rất nhiều so với các bạn đồng trang lứa

2. Tác động tiêu cực đến tâm lý

Việc la mắng quá nhiều không khiến trẻ tiến bộ nhanh hơn, mà ngược lại, có thể gây suy giảm trí nhớ và nhận thức của bé, cản trở việc học tập.

Bên cạnh đó, những đánh giá tiêu cực từ cha mẹ về lâu dài sẽ khiến trẻ trở nên tự ti, mất niềm tin vào bản thân. Chúng có xu hướng phủ nhận, coi mình là “kẻ thất bại”, rơi vào vòng trạng thái chán ghét cuộc sống.

3. Hình thành những mối quan hệ gắn bó không lành mạnh

Trẻ em bị bạo lực ngôn từ trong thời gian dài sẽ có xu hướng không có cảm giác an toàn, lòng tự trọng suy giảm. Khi trưởng thành, trẻ có xu hướng trở nên hung dữ hoặc yếu đuối quá mức. Ngoài ra, họ còn bị rối loạn tương tác với các mối quan hệ xung quanh như cha mẹ, gia đình, người thân, bạn bè….

Chúng dễ trở thành 2 kiểu người: Hay làm chiều lòng người khác, hoặc biến thành kẻ ưa bạo lực. Trong vài trường hợp nghiêm trọng, trẻ còn có thể tự gây tổn thương bản thân mình và người khác, thậm chí tự sát.

Nghiên cứu khoa học chỉ ra: Hơn 60% cha mẹ từng làm 1 hành động gây tổn thương não bộ của con, thậm chí sụt giảm IQ - Ảnh 5.
Ảnh minh hoạ

Lời khuyên từ chuyên gia

Trong mối quan hệ gia đình, cha mẹ luôn quan tâm và yêu thương con cái, nhưng không phải ai cũng biết giáo dục đúng cách.

Để con vẫn nghe lời gia đình và sống lành mạnh trong hành trình trưởng thành, cha mẹ cần lưu ý những điều sau:

1. Tôn trọng con như những cá thể độc lập

Trong quyển sách Người Đua Diều , tác giả Khaled Hosseini từng chia sẻ: “Trẻ em không phải cuốn tập vẽ. Bạn không nên chỉ tô màu cho con bằng những màu sắc mình yêu thích”.

Trong khi đó, Giáo sư Maria Montessori (nhà giáo dục người Ý nổi tiếng với phương pháp giáo dục Montessori) cũng nhận định: Để trẻ nghe theo ý muốn của người lớn là sai lầm đáng xấu hổ nhất mà cha mẹ mắc phải.

Trẻ em không phải công cụ để người lớn đặt kỳ vọng, cũng không phải "con rối" để cha mẹ phó thác những mục tiêu trong cuộc sống. Thực tế, mục đích thực sự của giáo dục là để con tìm thấy chính mình và trở thành phiên bản tốt nhất, chứ không phải trở thành những đứa trẻ theo sự tưởng tượng của phụ huynh.

Do đó, cha mẹ cần tôn trọng trẻ em như những cá thể độc lập với những nét tính cách, suy nghĩ và con đường khác nhau. Thay vì ra lệnh hay quát mắng, cha mẹ nên đưa ra lời khuyên và khích lệ con, hướng bé đi theo những con đường đúng đắn.

Nghiên cứu khoa học chỉ ra: Hơn 60% cha mẹ từng làm 1 hành động gây tổn thương não bộ của con, thậm chí sụt giảm IQ - Ảnh 6.
Ảnh minh hoạ

2. Sử dụng ngôn ngữ tích cực khi giao tiếp với con

Nghiên cứu từ đại học Iowa (Mỹ) đưa ra kết quả: Chưa đến 20% lời cha mẹ nói với con hàng ngày là những điều tích cực và khích lệ.

Theo đó, các nhà khoa học yêu cầu trẻ ghi lại những nhận xét nhận được hàng ngày. Kết quả đau lòng khi cho thấy mỗi trẻ nhận được trung bình 400 lời tiêu cực mỗi ngày, trong khi chỉ có hơn 30 lời nhận xét tích cực.

Trong số đó, một số lời nhận xét hay bị cha mẹ nói nhất là: “Tại sao con dốt thế?”, “Con không thể làm được việc nhỏ này hay sao?”, “Trong đầu con đang chứa cái gì vậy”….

Nghiên cứu khoa học chỉ ra: Hơn 60% cha mẹ từng làm 1 hành động gây tổn thương não bộ của con, thậm chí sụt giảm IQ - Ảnh 7.
Ảnh minh hoạ

Trẻ em chính là tấm gương phản chiếu của cha mẹ. Vậy nên những lời lẽ tiêu cực phụ huynh nói với con sẽ khiến trẻ bị nhiễm theo, cũng dần hình thành những nét tiêu cực như chính cha mẹ hay nói.

Do đó, hãy cố gắng nhận xét tích cực với con nhiều nhất có thể.

Khi một đứa trẻ bị điểm kém, đừng đổ lỗi con không học tập chăm chỉ; mà hãy tìm môn học hay lĩnh vực bé đã tiến bộ để khuyến khích học tiếp. Khi trẻ gặp khó khăn, cha mẹ đừng coi con là “kẻ kém cỏi”. Thay vào đó, nên cùng bé tìm ra giải pháp và tin rằng con mình có khả năng giải quyết mọi vấn đề.

3. Giải thích cho trẻ những lần cha mẹ quát mắng

Thực tế, mỗi lần cha mẹ quát mắng hay dùng lời lẽ tiêu cực với con, cũng là do người lớn chưa kiềm chế được cảm xúc ở thời điểm đó. Do vậy, cha mẹ hãy cố gắng giải thích cho trẻ hiểu rằng những lời nói tiêu cực khi đó chỉ là lời bộc phát cảm xúc, không phải cố tình làm tổn thương con.

Theo Phụ nữ mới
https://phunumoi.net.vn/nghien-cuu-khoa-hoc-chi-ra-hon-60-cha-me-tung-lam-1-hanh-dong-gay-ton-thuong-nao-bo-cua-con-tham-chi-sut-giam-iq-d293755.html
Copy Link
https://phunumoi.net.vn/nghien-cuu-khoa-hoc-chi-ra-hon-60-cha-me-tung-lam-1-hanh-dong-gay-ton-thuong-nao-bo-cua-con-tham-chi-sut-giam-iq-d293755.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nghiên cứu khoa học chỉ ra: Hơn 60% cha mẹ từng làm 1 hành động gây tổn thương não bộ của con, thậm chí sụt giảm IQ