Khi thuần thục tiếng Tây Ban Nha, bạn có thể đảm nhận các vị trí công việc như sau: Biên dịch viên, phiên dịch viên, thư ký, trợ lý, hướng dẫn viên du lịch, điều hành tour, bán tour, giáo viên tiếng Tây Ban Nha, chuyên viên hợp tác quốc tế...
Một số cơ quan tiếp nhận ứng viên biết tiếng Tây Ban Nha:
- Đại sứ quán, phòng thương mại các nước nói tiếng Tây Ban Nha tại Việt Nam và tại nước ngoài.
- Vụ hợp tác quốc tế Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Bộ Công thương...
- Các tổ chức phi chính phủ, các dự án, công ty nước ngoài có liên quan đến tiếng Tây Ban Nha.
- Đài tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam, các báo có phòng tiếng Tây Ban Nha.
- Các công ty về dịch vụ lữ hành, du lịch.
Một số tố chất của người nên học tiếng Tây Ban Nha: Có niềm đam mê ngôn ngữ nước ngoài, đặc biệt là tiếng Tây Ban Nha; Mong muốn được sử dụng thành thạo các kỹ năng về tiếng Tây Ban Nha; Muốn tìm hiểu thương mại, kinh tế, xã hội, văn hóa thị trường Tây Ban Nha; Kiên trì học hỏi và trau dồi ngôn ngữ; Muốn làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, quốc tế... Nếu bạn có những đặc điểm sau đây, đừng ngại ngần gì mà không theo học ngành ngôn ngữ Tây Ban Nha.
Trong một nghiên cứu mang tên The Power Language Index (Chỉ số ngôn ngữ quyền lực, viết tắt PLI) của Tiến sĩ Kai Chan, tiếng Tây Ban Nha hiện xếp thứ 4 trong tổng số 10 ngôn ngữ quyền lực nhất thế giới xét trên các khía cạnh: địa lý (geography), kinh tế (economy), giao tiếp (communication), kiến thức - phương tiện truyền thông (knowledge and media) và ngoại giao (diolpmacy).
Đến năm 2050, thậm chí tiếng Tây Ban Nha còn vượt qua cả tiếng Pháp để nằm trong top 3 ngôn ngữ quyền lực nhất trên thế giới.
Tổng hợp