Yếu tố di truyền đóng vai trò "hai mặt" trong mối quan hệ nói trên.
Một mặt, dường như sở thích ăn uống của mỗi người bị tác động bởi yếu tố di truyền và điều này gián tiếp ảnh hưởng tới nguy cơ ung thư ruột, bởi mỗi thực phẩm nói trên đều được biết đến là có nhưng tác động nhất định đến bệnh ung thư.
Ngược lại, chúng cũng ảnh hưởng đến cách mà mỗi thực phẩm tác động đến bệnh ung thư, ví dụ một số gene tác động đến quá trình chuyển hóa chất gây ung thư trong thịt nấu chín.
Thực phẩm cũng có thể bù đắp những thiệt thòi di truyền: Một số rau họ cải làm giảm nguy cơ ung thư ruột ở người bị thiếu một số enzyme nhất định; trong khi cá tương tác có ý nghĩa với một yếu tố di truyền khác và cùng quyết định nguy cơ ung thư ruột.
Nhưng nói chung, thịt đỏ và rượu luôn gây hại trong mối quan hệ phức tạp này; trong khi cá, rau, trái cây, sữa thì có lợi.
Những phát hiện nói trên đóng góp rất lớn vào chiến lược quản lý ung thư ruột. Ngoài việc giúp bệnh nhân hiểu được nguồn gốc của sở thích ăn uống, nó còn là gợi ý cho một chế độ ăn uống - đôi khi cần sự nỗ lực để đi ngược sở thích - nhằm chống lại căn bệnh này.
Ung thư ruột, hay còn gọi là ung thư đại trực tràng, là bệnh ung thư phổ biến hàng thứ ba thế giới và gây tử vong hàng thứ hai trong các bệnh ung thư, theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO).