Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm dương tính với sốt xuất huyết tiểu cầu thấp 12 G/L, không đảm bảo an toàn cho cuộc mổ, nguy cơ chảy máu cao.
Bệnh nhân được hồi sức tích cực, truyền khối tiểu cầu cấp cứu, hội chẩn liên khoa quyết định phẫu thuật khi số lượng tiểu cầu tăng lên đảm bảo an toàn cho cuộc phẫu thuật.
TS Lê Đình Toàn - Chủ nhiệm khoa Hồi sức Thần kinh, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 khuyến cáo, sốt xuất huyết là bệnh lý nguy hiểm với biến chứng xuất huyết nội tạng đặc biệt là xuất huyết nội sọ, có hay không kết hợp với một chấn thương nhẹ.
Bệnh nhân cần phải đến khám lại định kỳ theo hẹn của bác sĩ để theo dõi, đặc biệt là những trường hợp giảm tiểu cầu nghiêm trọng, tránh để bệnh diễn biến nặng, ảnh hưởng đến chỉ định, thời gian can thiệp ngoại khoa ở những bệnh nhân có biến chứng nguy hiểm như chảy máu não, chảy máu nội tạng.
Theo Bộ Y tế, thời điểm này đang là những tháng cao điểm mùa dịch.
Nguyên nhân là vì sốt xuất huyết là bệnh dịch có tính chất chu kỳ. Điều kiện thời tiết hiện nay thuận lợi cho lăng quăng, muỗi truyền bệnh phát triển. Bên cạnh đó, còn phải kể đến tốc độ đô thị hóa nhanh và gia tăng sự giao lưu, đi lại của người dân sau dịch COVID-19.
Do đó, người mắc bệnh sốt xuất huyết nhất thiết phải có sự chỉ dẫn, giám sát của bác sĩ vì một khi bệnh diễn biến nặng thì sẽ rơi vào sốc, tử vong rất nhanh, tính bằng giờ, bằng phút…
Do đó, bệnh nhân mắc sốt xuất huyết tuyệt đối không tự điều trị tại nhà, cần đi khám, xét nghiệm, có sự giám sát, hướng dẫn của bác sĩ.
Sốt xuất huyết có những dấu hiệu cảnh báo như: Mệt lả đi, nôn, đi ngoài phân đen, chảy máu chân răng, chảy máu mũi không cầm được... Nếu bệnh nhân không đến viện điều trị kịp thời, bệnh sẽ diễn biến nặng rất nhanh, thậm chí, diễn biến này tính bằng giờ, bằng phút.