Bệnh nhân được người nhà đưa vào bệnh viện điều trị ngay trong đêm cùng ngày.
Tại đây, bệnh nhân có biểu hiện kích thích, tê bì tay phải, sợ gió, sợ nước, tăng tiết nước bọt. Ông được lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm gồm nước bọt, dịch não tủy, mảnh sinh thiết da gáy gửi Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương.
Đến tối cùng ngày, bệnh nhân diễn biến nặng, lơ mơ, thở oxy mask, tím tái, nổi vân tím, buộc các bác sĩ chỉ định đặt nội khí quản.
Sau khi nghe giải thích từ bác sĩ điều trị về việc người bệnh có tiên lượng nặng, nguy cơ tử vong cao, người nhà đã xin cho bệnh nhân về chăm sóc giai đoạn cuối. Sau đó, bệnh nhân được đưa về Hưng Yên và tử vong.
Sáng 10/11, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương thông báo kết quả xét nghiệm, bệnh nhân này dương tính virus dại.
Liên quan trường hợp này, CDC Hà Nội đã điều tra các thông tin, đồng thời thông báo cho CDC Hưng Yên để ghi nhận ca bệnh cũng như tiếp tục điều tra, xử lý.
Phải làm gì khi bị chó dại cắn?
- Xử lý sơ cứu vết thương: Rửa kỹ vết thương bằng nước và xà phòng (dầu gội, bột giặt,...) đặc liên tục trong 15 phút, nếu không có xà phòng thì phải xối rửa vết thương bằng nước sạch. Sau đó tiếp tục rửa vết thương bằng cồn 70%, cồn iod hoặc Povidone, Iodine.
- Không làm dập nát thêm vết thương; tránh khâu kín, băng kín ngay vết thương.
- Nếu vết thương chảy máu không nhiều nên đặt lên vết thương bằng miếng gạc y tế và băng lại vết thương.
- Đến ngay Trung tâm Y tế gấn nhất để được tư vấn, xem xét chỉ định huyết thanh kháng dại và vắc xin dại phù hợp.