Nhiều du học sinh tới Hà Lan nhưng chưa tìm được phòng trọ. |
Lừa đảo qua Internet
Dưới góc độ của nhiều chuyên gia, tình trạng khan hiếm nhà ở là “cơ hội” để thay đổi chất lượng giáo dục quốc tế tại Hà Lan. Ông Meulen nhận định tình trạng thiếu hụt có thể giải quyết vấn đề rộng lớn hơn là bùng nổ số lượng sinh viên quốc tế du học Hà Lan. Các trường đại học có thể thu hẹp chỉ tiêu tuyển sinh, nâng cao điều kiện tuyển sinh nhằm tuyển chọn những sinh viên xuất sắc nhất, từ đó, ngày càng khẳng định tên tuổi trên các bảng xếp hạng quốc tế.
Tình trạng khan hiếm nhà cũng nổi lên tại Hà Lan – quốc gia sở hữu chất lượng giáo dục tốp đầu thế giới. Các cơ sở giáo dục đại học Hà Lan đang bị kéo vào trung tâm của cuộc khủng hoảng nhà ở trong bối cảnh số lượng sinh viên quốc tế tăng cao, vượt xa nguồn cung khan hiếm trong nước.
Khi năm học 2022 – 2023 đến gần, nhiều trường đại học đã cảnh báo sinh viên quốc tế không nhập cảnh nước này trừ khi đã thuê được nhà trước đó. Số khác khuyến cáo sinh viên chưa tìm được phòng trọ chuyển sang học tập tại địa phương, quốc gia khác.
Ông Barend van der Meulen, người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Giáo dục Đại học, Trường Đại học Twente, cho biết, vấn đề nhà ở trở nên tồi tệ hơn mỗi ngày, nhiều sinh viên không thể nhập cảnh và phải chuyển địa điểm học vì không thuê được nhà.
Nhiều thành phố, trường đại học và các công ty nhà ở đã phải ngồi lại cùng nhau để giải quyết vấn đề trên. Đơn cử, thành phố Groningen cam kết cung cấp thêm 100 nhà ở hàng năm cho thanh niên trong khi Amsterdam đặt mục tiêu xây mới 1.000 nhà ở từ 2019 – 2022. Tuy nhiên, tốc độ bàn giao nhà không theo kịp lượng đơn xin nhập học hàng năm.
Ngược lại, các nhà trọ dành cho sinh viên tại Australia tương đối phong phú nhưng du học sinh rất dễ trở thành “con mồi” cho những chủ nhà trọ thiếu uy tín. Thông thường, sinh viên quốc tế sẽ xem phòng trọ qua mạng và đặt cọc tiền thuê nhà trước khi đến Australia. Điều này tạo khe hở cho các vụ lừa đảo.
Đơn cử, chủ các nhà trọ sẽ đăng ảnh giả mạo phòng trọ cho thuê khang trang, sạch đẹp, đầy đủ tiện nghi hay rộng rãi. Nhưng thực tế, sinh viên sẽ nhận được căn phòng ẩm thấp, tồi tàn đã đông người trọ. An ninh, an toàn ở những khu vực này cũng không được đảm bảo. Chưa kể, giá cho thuê là quá cao so với tình trạng nhà ở như vậy.
Theo nghiên cứu của ĐH Công nghệ Sydney (UTS) và ĐH South Wales (UNSW) năm 2019, gần 50% trong số gần 2.500 sinh viên quốc tế từng là nạn nhân của các chiêu trò lừa đảo nhà cho thuê. Giá cho thuê ở mức cao “cắt cổ”, song chất lượng nhà, cơ sở vật chất, hạ tầng và an ninh không được bảo đảm.
Đầu năm 2022, Canada cũng cảnh báo tình trạng lừa đảo du học sinh thuê nhà với cách thức tương tự khi nước này đón sinh viên quốc tế trở lại. Vì du học sinh là nhóm người yếu thế, họ dễ dàng bị chủ các khu nhà ổ chuột lợi dụng. Nếu vấn đề không được giải quyết, sinh viên quốc tế tại Canada có thể sẽ lâm vào những tình cảnh nguy hiểm khôn lường.