Văn hóa

Người Hà Nội ngồi kín sân chùa Phúc Khánh làm lễ Vu Lan báo hiếu

Theo Lâm Thùy Dương 18/08/2024 07:33

Tối 17/8 (tức 14/7 Âm lịch), chùa Phúc Khánh (Đống Đa, Hà Nội) đón hàng trăm lượt người dân và du khách thập phương đến dự lễ Vu Lan báo hiếu, một trong những lễ truyền thống được xem trọng nhất của Phật giáo.

Người Hà Nội ngồi kín sân chùa Phúc Khánh làm lễ Vu Lan báo hiếu- Ảnh 1.
Trong văn hóa, tín ngưỡng của người Việt Nam, Rằm tháng 7 (âm lịch) là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm, ngày này cũng trùng với dịp lễ Vu Lan báo hiếu nên được rất nhiều người quan tâm.
Người Hà Nội ngồi kín sân chùa Phúc Khánh làm lễ Vu Lan báo hiếu- Ảnh 2.
Người Hà Nội ngồi kín sân chùa Phúc Khánh làm lễ Vu Lan báo hiếu- Ảnh 3.
Người Hà Nội ngồi kín sân chùa Phúc Khánh làm lễ Vu Lan báo hiếu- Ảnh 4.
Người Hà Nội ngồi kín sân chùa Phúc Khánh làm lễ Vu Lan báo hiếu- Ảnh 5.

Vẫn như thông lệ hằng năm, chùa Phúc Khánh (quận Đống Đa, Hà Nội) lại tổ chức hàng loạt các hoạt động trong dịp lễ Vu Lan trong những ngày cận Rằm tháng 7 Âm lịch thu hút người dân Thủ đô cùng với du khách thập phương, phật tử đến tham dự.

Người Hà Nội ngồi kín sân chùa Phúc Khánh làm lễ Vu Lan báo hiếu- Ảnh 6.
Người Hà Nội ngồi kín sân chùa Phúc Khánh làm lễ Vu Lan báo hiếu- Ảnh 7.
Người Hà Nội ngồi kín sân chùa Phúc Khánh làm lễ Vu Lan báo hiếu- Ảnh 8.

Theo ghi nhận tối 17/8, hàng trăm người dân đã đổ về chùa Phúc Khánh dâng hương, làm lễ và tụng kinh, niệm Phật cầu quốc thái dân an, siêu độ vong linh, cầu bình yên cho bản thân và gia đình, đặc biệt là hướng đến tri ân những bậc sinh thành trong mùa Vu Lan.

Người Hà Nội ngồi kín sân chùa Phúc Khánh làm lễ Vu Lan báo hiếu- Ảnh 9.
Người Hà Nội ngồi kín sân chùa Phúc Khánh làm lễ Vu Lan báo hiếu- Ảnh 10.
Người Hà Nội ngồi kín sân chùa Phúc Khánh làm lễ Vu Lan báo hiếu- Ảnh 11.

Theo nhiều người dân chia sẻ, việc đi dự lễ Vu lan đã trở thành thói quen hàng năm và cũng để bày tỏ lòng biết ơn, nhớ về cội nguồn. Người dân thành kính làm lễ cùng tụng kinh, niệm Phật cầu quốc thái dân an, siêu độ vong linh, gia đình bình an, hạnh phúc.

Người Hà Nội ngồi kín sân chùa Phúc Khánh làm lễ Vu Lan báo hiếu- Ảnh 12.
Lễ Vu Lan không đơn thuần là ngày lễ có ý nghĩa tôn giáo thiêng liêng ca ngợi lòng hiếu thảo đối với cha mẹ mà đã trở thành ngày lễ mang tính nhân văn, nói lên lòng hiếu kính của tất cả mọi người đối với đấng sinh thành.
Người Hà Nội ngồi kín sân chùa Phúc Khánh làm lễ Vu Lan báo hiếu- Ảnh 13.
Sau khi kết thúc lễ cầu, người dân nhận phần lễ về.
Người Hà Nội ngồi kín sân chùa Phúc Khánh làm lễ Vu Lan báo hiếu- Ảnh 14.
Người Hà Nội ngồi kín sân chùa Phúc Khánh làm lễ Vu Lan báo hiếu- Ảnh 15.
Người Hà Nội ngồi kín sân chùa Phúc Khánh làm lễ Vu Lan báo hiếu- Ảnh 16.
Người Hà Nội ngồi kín sân chùa Phúc Khánh làm lễ Vu Lan báo hiếu- Ảnh 17.

Sau khóa lễ, người dân sẽ thả đèn hoa đăng. Theo dân gian, hoa đăng là đèn hoa được thiết kế khá tỉ mỉ, soi sáng bởi một ngọn nến; là biểu tượng của ánh sáng thiện lương, cầu cho một năm mưa thuận gió hòa.

Người Hà Nội ngồi kín sân chùa Phúc Khánh làm lễ Vu Lan báo hiếu- Ảnh 18.
Thả hoa đăng là nghi thức truyền thống có nguồn cội từ Phật giáo, mang ý nghĩa cầu siêu cho những người đã khuất. Mỗi ánh đèn hoa đăng được thắp lên là một lời cầu nguyện, một tâm niệm thiện lành, một tâm niệm an lạc cho mình và mọi người.
Người Hà Nội ngồi kín sân chùa Phúc Khánh làm lễ Vu Lan báo hiếu- Ảnh 19.
Khu vực để xe bên ngoài chùa chật kín.

Theo Tiền Phong
https://tienphong.vn/nguoi-ha-noi-ngoi-kin-san-chua-phuc-khanh-lam-le-vu-lan-bao-hieu-post1664632.tpo
Copy Link
https://tienphong.vn/nguoi-ha-noi-ngoi-kin-san-chua-phuc-khanh-lam-le-vu-lan-bao-hieu-post1664632.tpo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Người Hà Nội ngồi kín sân chùa Phúc Khánh làm lễ Vu Lan báo hiếu