Ở một số trường hợp khác, tình trạng rối loạn tiêu hóa hay đi ngoài phân lỏng có thể đi kèm cùng bệnh lý trào ngược dạ dày. Nếu sử dụng nước cam có thể khiến tình trạng tiêu chảy của người bệnh ngày càng nặng hơn.
Người mắc bệnh dạ dày uống nước cam thế nào cho đúng cách
Trong trường hợp người bệnh trào ngược dạ dày, thực quản muốn sử dụng cam, cần lưu ý những điều sau đây:
- Nên pha loãng nước cam cùng mật ong và nước ấm để có thể làm giảm tính axit của nước cam khi sử dụng.
- Tuyệt đối không sử dụng nước cam khi ăn quá no hoặc khi bụng đói. Đây là những thời điểm khi uống sẽ làm tăng lượng axit trong dạ dày cũng như áp lực và gánh nặng lên dạ dày.
- Không uống nước cam vào buổi tối vì có thể gây nhiều khó chịu, ảnh hưởng đến giấc ngủ do nước cam có tính lợi tiểu.
- Không nên kết hợp nước cam cùng sữa hay trứng gà vì hàm lượng vitamin C có thể phản ứng với protein gây tình trạng tiêu chảy, thậm chí dẫn đến ngộ độc.
Nước cam uống bao nhiêu là đủ?
Theo các chuyên gia về dinh dưỡng khuyến cáo, một ly nước cam 200ml thường chứa 60mg vitamin C, tương đương với 100% lượng vitamin C người lớn cần bổ sung mỗi ngày. Do đó, mỗi ngày bạn không nên uống quá 200ml nước cam ép.
Đối với phụ nữ mang thai, lượng vitamin C cần thiết để cung cấp cho cơ thể là 80mg, tương đương với việc ăn hoặc uống 1 quả cam có đường kính 4,5cm. Lượng vitamin C cần thiết sẽ tăng lên 120mg khi bước vào giai đoạn cho con bú.
Đối với trẻ em, mỗi ngày mẹ chỉ nên cho bé uống khoảng 80-100 ml nước cam, tương đường với 1 quả cam. Không nên cho bé ăn, uống quá nhiều nước cam vì có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày của bé và có thể xảy ra tình trạng dị ứng cam.