Năm ngoại tệ hàng đầu để tiết kiệm cũng bao gồm Bảng Anh (3%) và đồng Lira của Thổ Nhĩ Kỳ (2%). Các phản hồi khác bao gồm đồng Dirham của Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất, đồng Franc Thụy Sĩ, đồng Yen Nhật (khoảng 2% mỗi loại), cũng như đồng Shekel của Israel và đồng Rial của Iran (1% mỗi loại).
Phần lớn người Nga (61%) thích giữ tiền tiết kiệm bằng đồng Ruble. Chỉ 15% số người được hỏi nói rằng họ sẽ chọn ngoại tệ thay vì đồng Ruble để tiết kiệm nếu được lựa chọn.
Cuộc khảo sát được thực hiện vào cuối tháng 7 với 1.500 người trả lời trên 18 tuổi ở 104 thành phố và khu định cư nông thôn của Nga.
Cuộc khảo sát cũng đề cập đến tỷ giá hối đoái của đồng Ruble, với một nửa số người được hỏi nói rằng họ tin rằng việc đồng Ruble mạnh lên so với các đồng tiền phương Tây có lợi cho nền kinh tế Nga. Họ cho biết, việc đồng Ruble mạnh lên có thể giúp hạ giá (9%) và cải thiện mức sống của người Nga (5%). Chỉ 16% cho rằng đồng Ruble yếu hơn sẽ có lợi hơn cho nền kinh tế.
Đầu tuần qua, đồng Ruble của Nga đã giảm xuống mức thấp nhất trong 16 tháng, ở mức 101 Ruble/USD và 111 Ruble/Euro. Đồng nội tệ Nga đã phục hồi phần nào vào cuối tuần trước sau khi Ngân hàng trung ương Nga tăng lãi suất cơ bản lên 12%.