Người thoát nạn trong vụ cháy dễ bị sang chấn tâm lý, cần làm gì để vượt qua ám ảnh?

15/09/2023, 08:03
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

"Hiện phần lớn bệnh nhân trong tình trạng ổn định. Một số bệnh nhân nặng đang điều trị thở máy. Một số bệnh nhân khủng hoảng tâm lý nhất định sau sang chấn tâm lý rất lớn'', bác sĩ BV Bạch Mai cho biết.

Nạn nhân được cứu ra khỏi đám cháy. Ảnh: VNN

Theo bác sĩ Chung, mỗi người có một cách vượt qua nỗi sợ hãi, sang chấn khác nhau. Có những người họ thích nghi được nhưng có những người không thể thích nghi được. Thậm chí, có những người sau sang chấn có thể bị ám ảnh sợ: sợ lửa, sợ khói, sợ vào phòng kín... Với trường hợp này cần gặp bác sĩ tâm lý để được hỗ trợ. "Điều quan trọng nhất để vượt qua sang chấn tâm lý này là bản thân nạn nhân và người thân của họ", bác sĩ Chung nói.

Theo Hiệp hội Tâm lý Mỹ (APA), cả nạn nhân lẫn lính cứu hỏa cần chấp nhận phản ứng tiêu cực của bản thân, cố gắng duy trì thói quen vốn có và kiên nhẫn, hiểu rằng mọi quá trình hồi phục đều cần thời gian.

Ngoài ra, nên thực hiện các điều dưới đây:

+ Chăm chỉ tập thể dục, thiền và hít thở sâu nhằm giảm stress.

+ Hạn chế tiếp xúc với cảnh tượng, âm thanh gợi nhớ hỏa hoạn, đặc biệt là từ tivi, radio hoặc báo chí.

+ Cho phép bản thân khóc và giải tỏa cảm xúc tiêu cực một cách tích cực.

+ Cho phép bản thân được vui vẻ, hạnh phúc.

+ Đưa ra vài quyết định nhỏ nhằm lấy lại sự kiểm soát trong cuộc sống. Nếu cần thiết và có thể, đưa ra quyết định lớn như chuyển đổi công việc.

+ Hạn chế nghĩ về những điều bạn "đáng lẽ ra phải làm". Không cô lập bản thân quá nhiều. Dành thời gian nói chuyện với bạn bè, gia đình và những người lành mạnh.

+ Tránh xa các chất làm thay đổi tâm trạng như rượu cùng các loại thuốc. Ăn uống cân bằng, khoa học.

- Đối với trẻ em, phụ huynh cần cố gắng trở thành hình mẫu tốt cho con em. Cởi mở chia sẻ suy nghĩ, nỗi lo và ý tưởng với trẻ. Động viên con quay lại cuộc sống trước đây, bao gồm cả việc giải trí. Tuyệt đối đừng bao giờ coi trẻ nhỏ như phương tiện trút căng thẳng, sợ hãi.

Hầu hết cảm xúc tiêu cực sẽ dần tiêu tan sau vài ngày. Trong trường hợp xuất hiện các dấu hiệu như bùng nổ về cảm xúc (giận dữ, khóc lóc), khó ăn khó ngủ, mất hứng thú; các triệu chứng cơ thể (đau đầu, đau dạ dày, mệt mỏi); cảm giác tội lỗi và tuyệt vọng, lảng tránh gia đình bạn bè; lạm dụng rượu và các chất khác kéo dài từ 2 tuần trở lên, bạn nên đến chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ kịp thời.

Theo ([Tên nguồn])
https://www.24h.com.vn/suc-khoe-doi-song/nguoi-thoat-nan-trong-vu-chay-de-bi-sang-chan-tam-ly-can-lam-gi-de-vuot-qua-am-anh-c62a1501596.html
Copy Link
https://www.24h.com.vn/suc-khoe-doi-song/nguoi-thoat-nan-trong-vu-chay-de-bi-sang-chan-tam-ly-can-lam-gi-de-vuot-qua-am-anh-c62a1501596.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Người thoát nạn trong vụ cháy dễ bị sang chấn tâm lý, cần làm gì để vượt qua ám ảnh?