Sử dụng lá lốt thường xuyên sẽ cải thiện ngoại hình lẫn phòng ngừa bệnh tật.
- Điều trị đau bụng
Các chuyên gia cho biết, bên trong lá lốt chứa các chất có tác dụng kháng sinh, chống viêm hiệu quả. Bên cạnh đó, lá lốt cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa có khả năng kháng khuẩn. Sử dụng thường xuyên sẽ giảm tình trạng tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng hiệu quả.
- Làm mờ các vết bầm tím
Thành phần chống viêm flavonoid trong lá lốt có tác dụng giảm đau, làm mờ vết bầm tím do chấn thương hoặc tai nạn gây ra. Ngoài ra, tính chất nóng ấm của lá lốt hỗ trợ làm tan máu bầm, khiến chúng biến mất sau một thời gian điều trị.
Nếu bị bầm tím, bạn chỉ cần giã nát lá lốt tươi và đắp lên vùng bị tổn thương, cố định bằng băng gạc. Đắp mỗi ngày 2 lần giúp máu bầm tan nhanh, chữa lành những tổn thương từ bên trong.
Tuy lá lốt nhiều lợi ích nhưng hãy dùng đều độ, không lạm dụng để tránh ảnh hưởng xấu.
Lưu ý khi sử dụng lá lốt
Dù lá lốt sở hữu nhiều lợi ích sức khỏe, nhưng nếu sử dụng sai cách hoặc lạm dụng, lá lốt có thể gây ảnh hưởng xấu và phản tác dụng. Dưới đây là một số lưu ý bạn cần để tâm khi sử dụng lá lốt thường xuyên:
- Lá lốt có tính nóng nên phụ nữ đang cho con bú không nên sử dụng nhiều. Nó có thể dẫn đến tình trạng mất sữa hoặc làm sữa bị loãng, không đủ chất cho trẻ.
- Lá lốt sẽ làm trầm trọng các bệnh như nóng gan, nhiệt miệng nặng, đau dạ dày…
- Ăn quá 100g lá lốt mỗi ngày có thể gây khó tiêu, ợ nóng, đầy bụng… cho nên hãy ăn vừa phải. Mỗi lần ăn chỉ nên dao động từ 50-100g là tốt nhất.
- Nếu có ý định sử dụng lá lốt làm thuốc, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn tối đa.
Theo Toptropical, NCBI, UKM