Ngôi nhà 16m2 được ông Thái treo nhiều ảnh các thiên tài vĩ đại. Ảnh: QQ
5. Rèn tư thế đi bộ, ngẩng cao đầu và nhìn thẳng về phía trước
Đừng coi thường tư thế đi bộ của bạn, bởi tư thế này phản ánh tốt nhất cảm xúc cũng như sự tu dưỡng bản thân, khí chất của một con người.
Các nhà tâm lý học tại Trung Quốc đã từng thử nghiệm 15.000 tình nguyên viên. Theo đó những người bước đi với tư thế ngẩng cao đầu và nhìn thẳng, họ luôn tự tin và chỉ số hạnh phúc cũng cao hơn. Khi những người có dáng đi khom lưng được hướng dẫn tập đi với tư thế ngẩng cao đầu, sau một thời gian họ tự tin hơn, suy nghĩ cũng tích cực hơn.
"Bởi vậy, chỉ khi thay đổi thái độ và tốc độ, bạn mới có thể thay đổi được tâm lý của chính mình", ông Thái nói.
6. Từ một tuổi rưỡi, hãy dạy trẻ biết dẫn đường
Ở nhà họ Thái, chỉ cần con cái biết đường, bất luận là đi thăm người thân, đi dạo, hay đi du lịch, họ sẽ luôn để con cái đi trước, nói con chỉ đường cho mọi người, phương pháp này sẽ giúp con trở nên trách nhiệm hơn.
Thái Tiếu Vãn còn có một bí quyết nhỏ giúp nâng cao sự tự tin ở các con đó là ông luôn nghĩ cách khiến các con tin rằng mình là một người đặc biệt, tin rằng bản thân mình trong tương lai sẽ là một người có tiền đồ.
Ông luôn tin rằng tiếp thêm cho con sự tự tin ở mức độ thích hợp là một điều quan trọng, và con cái mới có thể thành tài.
7. Tập nhìn thẳng vào người khác và mỉm cười
Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, là nơi thể hiện sự chân thành cũng như đại diện cho sự tự tin. Một khi chúng ta dám đối diện với người khác bằng đôi mắt, nó giống như nói với đối phương: "Tôi chân thành, trung thực và đáng tin cậy". Còn những ánh mắt né tránh, hoặc chớp mắt thường xuyên, không dám nhìn người khác chứng tỏ người đó rụt rè, tự ti.
Bởi vậy tập đối mặt với người khác không chỉ phản ánh sự tự tin của bạn, mà nó còn thể hiện bản lĩnh cá nhân.
Gia đình Thái Tiếu Vãn tiên sinh khi xưa không khá giả
8. Rèn dũa thói quen tốt ngay từ nhỏ
Thái Tiếu Vãn đồng thời cũng rất chú trọng về mặt lễ nghĩa và bồi dưỡng thói quen tốt cho con cái từ rất sớm, ông nói: "Lễ lớn được hình thành từ các lễ nhỏ, đối đãi lễ phép, lịch sự với mọi người không chỉ là đạo đức, mà còn là một thói quen nên được bồi dưỡng ngay từ khi còn nhỏ."
Kể từ lúc các con bắt đầu học nói, Thái Tiếu Vãn đã bắt đầu dạy các con những giáo dục lễ nghĩa tương quan, chẳng hạn như bắt đầu từ những câu nói đơn giản nhất: "Con chào ông, con chào bà, con cảm ơn, con chào chú, con xin ạ…"
Đợi con được khoảng 3 tuổi sẽ dạy con lấy ghế ngồi cho khách, mời khách ngồi xuống, mời khách ăn hoa quả, nhường ghế cho người lớn…
Trong cuộc sống, có thể có nhiều bậc phụ huynh luôn cảm thấy con mình còn nhỏ, rất nhiều đạo lý đợi sau này lớn lên là sẽ tự hiểu, nhưng thực ra, có rất nhiều hành vi, càng được bồi dưỡng từ khi càng nhỏ thì càng tốt, bởi lẽ một khi thói quen xấu đã được hình thành, sau này muốn uốn nắn con e là sẽ khó khăn và vất vả hơn rất nhiều.
9. Năng hướng dẫn, bớt can thiệp, cho con cái cơ hội thử và sai
Tôn trọng suy nghĩ của con, nói nghe thì dễ, nhưng số bậc cha mẹ làm được lại không nhiều.
Những cô cậu nhà họ Thái, trông thì có vẻ ngoan ngoãn, ít khiến ba mẹ phiền lòng, nhưng thực ra, ai trong số họ cũng đã từng có một giai đoạn nổi loạn.
Chẳng hạn như cậu con trai thứ 4, Thái Thiên Nhuận, khi cậu đang học lớp 6 là khi những tiểu thuyết võ hiệp như "Thiếu Lâm Tự" hay "Hoắc Nguyên Giáp" rất phổ biến.
Một người vốn dĩ học hành giỏi giang như cậu tư cũng bị tiểu thuyết ảnh hưởng, khi đó đang học nội trú tại trường, cậu viết thư cho cha nói rằng mình không muốn học nữa mà quyết tâm trở thành một võ sư, muốn đánh bại tất cả cao thủ giang hồ, bảo vệ quốc gia, bá chủ giang hồ.
Trong những gia đình bình thường, khi nghe thấy con mình có tư tưởng như này, nhiều ba mẹ sẽ mắng cho một trận, bảo con mơ mộng hão huyền rồi lôi con quay lại con đường học hành chính đạo.
Nhưng Thái Tiếu Vãn lại ngồi xuống nói chuyện với con, ông phát hiện ra quyết tâm của con trai là rất lớn, các anh nói thế nào cũng không nghe, còn nhặt được trên đường tờ rơi quảng cáo dạy võ của một cơ sở nào đó và nói muốn thử.
Thái Tiếu Vãn thấy vậy đã liên hệ với cơ sở dạy võ, sau khi hiểu rõ tình hình, ông đã cho con trai đi học. Suy nghĩ của ông là, mặc dù chuyện học hành quan trọng, nhưng ép con học trong khi tâm của nó đang ở chỗ khác, cũng không phải điều hay, chi bằng cứ cho con đi thử.
Không ngờ cậu tư đi học võ được mấy hôm bèn viết thư nói muốn về nhà, bởi vì cảm thấy "đây không phải nơi thích hợp với con", ở nơi đó có rất nhiều học sinh không xem trọng trình độ văn hóa, thường xuyên đánh nhau, cá cược, cậu không thích nghi được.
Con trai muốn quay lại học, về lý mà nói là trúng tim đen của ba mẹ, nhưng Thái Tiếu Vãn không vội vàng đồng ý, ông cho rằng, không thể muốn đi là đi, muốn về là về, con cái cần chịu trách nhiệm với hành vi của chính mình, cứ như vậy, ông để con ở đó một học kỳ rồi mới tính tiếp, viết thư nói con phải kiên trì tới cùng, đồng thời đừng quên học tiếng anh và toán học.
Trong thư ông còn hài hước viết: "Khi nào sắp về thì viết thư nói với ba mẹ một tiếng, cả nhà sẽ ra bến xe đón tráng sĩ khải giá hoàn môn, khi xưa đưa tráng sĩ, cả nhà đều tin rằng, ngày trở về của tráng sĩ sẽ oai phong lẫm liệt hơn ngày đi rất nhiều, về nhà việc đầu tiên là muốn được thưởng thức võ nghệ giang hồ của tráng sĩ."
Con trai sau khi có một trải nghiệm nhớ đời, từ đó về sau không bao giờ nhắc tới chuyện không muốn học hành nữa, thành tích học tập ngày một tốt hơn trước, được nhận vào một trường điểm của tỉnh Chiết Giang, rồi sau này tốt nghiệp tiến sĩ y khoa tại Đại học bang Arkansas, Mỹ.