'Nhà cao tầng nano' chuyển ánh nắng thành điện

Hải Yến | 28/03/2022, 10:50
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Cambridge của Anh đã sử dụng phương pháp in 3D để tạo ra các lưới “nhà nano” cao tầng.

Các điện cực được in dưới dạng cấu trúc cột nhiều nhánh, dày đặc, giống như một thành phố nhỏ. Các nhà khoa học đã phát triển một kỹ thuật in cho phép kiểm soát tỷ lệ chiều dài, làm cho các cấu trúc có thể điều chỉnh độ cao theo nhu cầu.

“Các điện cực có đặc tính xử lý ánh sáng tuyệt vời, giống như một căn hộ cao tầng có nhiều cửa sổ. Vi khuẩn lam cần một thứ gì đó mà chúng có thể bám vào và tạo thành một cộng đồng với những hàng xóm của chúng. Các điện cực của chúng tôi cho phép cân bằng giữa nhiều diện tích bề mặt và nhiều ánh sáng, giống như một tòa nhà chọc trời bằng kính” – Tiến sĩ Zhang giải thích.

Phương pháp in 3D tạo ra các lưới “nhà ở nano” cao tầng, nơi các vi khuẩn ưa nắng có thể phát triển nhanh chóng.

Khả năng áp dụngở nhiều nơi

Các nhóm nghiên cứu khác khai thác năng lượng từ vi khuẩn quang hợp, các nhà khoa học ở Cambridge lại phát hiện ra rằng việc cung cấp đúng kiểu “nhà” để chúng trú ngụ sẽ làm tăng năng lượng mà chúng có thể tạo ra lên hơn một bậc nữa. Phương pháp này cạnh tranh với các phương pháp tạo năng lượng sinh học tái tạo truyền thống. Nó cũng đạt đến hiệu suất về chuyển đổi năng lượng Mặt trời để có thể cạnh tranh với nhiều phương pháp sản xuất nhiên liệu sinh học hiện nay.

Sau khi vi khuẩn lam tự lắp ráp được trong ngôi nhà mới của chúng, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng chúng hoạt động hiệu quả hơn các công nghệ năng lượng sinh học hiện tại khác như công nghệ sản xuất nhiên liệu sinh học.

Kỹ thuật này đã làm tăng năng lượng được chiết xuất lên một bậc lớn hơn so với phương pháp khác trong việc sản xuất năng lượng sinh học từ quá trình quang hợp.

Tiến sĩ Zhang cho biết bà rất ngạc nhiên khi có thể đạt được kết quả bằng thực nghiệm. Vi khuẩn lam là những nhà máy sản xuất hóa chất đa năng. Phương pháp tiếp cận này cho phép các nhà khoa học khai thác con đường chuyển đổi năng lượng của chúng ngay từ đầu.

Điều này giúp họ hiểu cách vi khuẩn thực hiện chuyển đổi năng lượng để có thể sử dụng cách tự nhiên của chúng để có được nhiên liệu tái tạo hoặc sản xuất hóa chất. Do vậy, các tòa nhà cao tầng nano này là phát kiến rất sáng tạo.

Vi khuẩn lam có khả năng mở rộng rất cao, chúng có thể phát triển ở bất kỳ nơi nào có nước, không khí và ánh sáng Mặt trời. Chúng có thể sống trong ao, trong sông băng, sa mạc và cả đại dương.

Theo tiến sĩ Zhang, chúng ta có thể sử dụng chúng ở khắp mọi nơi để tạo ra hóa chất và nhiên liệu với giá thành phải chăng và bền vững vì những vật liệu này có khả năng phân hủy sinh học cao và tái tạo được.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/khoa-hoc/nha-cao-tang-nano-chuyen-anh-nang-thanh-dien-iQ5Lk7sng.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/khoa-hoc/nha-cao-tang-nano-chuyen-anh-nang-thanh-dien-iQ5Lk7sng.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
'Nhà cao tầng nano' chuyển ánh nắng thành điện