Nhà khoa học Việt chế tạo thành công hợp kim 'nhớ' hình dạng

Nhật Phong | 24/02/2023, 06:35
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Hợp kim ghi nhớ hình dạng (SMA) là vật liệu có thể trở lại hình dạng ban đầu sau khi bị tác động vật lý hoặc hóa học.

Sau đó, phương pháp phun xạ được áp dụng giúp tạo ra vật liệu ở dạng nano. Các cấu trúc của vật liệu được khảo sát bằng phương pháp nhiễu xạ tia X và kính hiển vi điện tử.

Công trình nghiên cứu được tặng giải thưởng công trình Nghiên cứu cơ bản xuất sắc nhất của Viện Khoa học Vật liệu năm 2022.

Nhiều tiềm năng ứng dụng

GS Dân chia sẻ, yếu tố quan trọng quyết định thành công của loại hợp kim nhớ hình là tỉ lệ từng nguyên tố kim loại trong vật liệu đó. Bởi một hợp kim có nhiều thành phần kim loại khác nhau, việc tìm ra khối lượng phù hợp của từng hợp phần có thể ảnh hưởng cấu trúc và tính chất nhớ hình của vật liệu.

“Một số kim loại như Mangan trong quá trình nấu luyện rất dễ bay hơi, vì vậy phải điều chỉnh và thử nghiệm nhiều tỉ lệ khác nhau, đảm bảo quá trình tản nhiệt mà không ảnh hưởng tới tính chất hợp kim”, ông nói.

SMA đã được nghiên cứu, ứng dụng nhiều trên thế giới trong những năm gần đây nhưng tại Việt Nam đây là một lĩnh vực còn khá mới mẻ. Do đó, việc chế tạo sản xuất và ứng dụng loại hợp kim thông minh này ở nước ta rất hạn chế. Giá thành chế tạo lại cao nên khả năng ứng dụng trong đời sống chưa nhiều.

Năm 1959, hợp kim nhớ hình Ni-Ti được nhà nghiên cứu người Mỹ William J. Buehler phát hiện tại Phòng thí nghiệm Naval Ordnance Laboratory. Sau này đặt tên hợp kim này là Nitinol.

Từ đó đã đánh dấu bước ngoặt về ứng dụng của hợp kim thông minh này, đặc biệt là lĩnh vực hàng không vũ trụ những năm 60 của thế kỉ trước. Ứng dụng thành công nổi tiếng là vật liệu chế tạo ăng ten trên tàu Apollo 11 năm 1969, chuyến bay không gian đã hạ cánh cùng con người đầu tiên đáp xuống Mặt trăng.

Trên thực tế, nó được làm bằng hợp kim nhớ hình ở điều kiện bình thường, sau đó hạ nhiệt độ xuống thấp, thể tích ăng ten được giảm xuống hàng trăm lần mới đưa vào tàu không gian. Ăng ten này sau khi lên Mặt trăng đã trở về hình dạng ban đầu thông qua bức xạ nhiệt của Mặt trời.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/nha-khoa-hoc-viet-che-tao-thanh-cong-hop-kim-nho-hinh-dang-post627256.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/nha-khoa-hoc-viet-che-tao-thanh-cong-hop-kim-nho-hinh-dang-post627256.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhà khoa học Việt chế tạo thành công hợp kim 'nhớ' hình dạng