Nhân lực công nghệ cao cho nông nghiệp: Xa rồi tư duy nghề "chân lấm, tay bùn"

Ngọc Trang | 08/04/2022, 07:05
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

ThS Trần Xuân Tình, Trưởng khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng (Trường Cao đẳng nghề Đà Lạt) cho rằng, đào tạo nhân lực ngành nông nghiệp công nghệ cao đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển kinh tế, xã hội.

Nguyên nhân là do phần lớn người học cho rằng học các nghề nông nghiệp “chân lấm, tay bùn” vất vả so với các nghề học khác. Hơn nữa, hệ thống các công ty, doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao có phát triển nhưng chưa nhiều, chưa ổn định. Bên cạnh đó, các nghề đào tạo trong nông nghiệp chưa thực sự hấp dẫn người học.

Tuy vậy, trong những năm học gần đây, tỷ lệ các sinh viên học khoa Nông nghiệp sinh học ứng dụng đã tăng lên ở một số cơ sở. Điều đó cho thấy đã hình thành lên một thị trường lao động liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp.

Nguyên nhân là do tác động của sự phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao tại địa phương. Rất nhiều công ty đã gửi thư thông bảo tuyển dụng đến một số trường. Đồng thời, nhận thức của người học đã bắt đầu có xu hướng thay đổi khi chọn học các nghề liên quan đến nông nghiệp.

“Đây là một cơ hội tốt để đào tạo một nguồn nhân lực vừa có chuyên môn vừa yêu nghề phục vụ tốt cho định hướng phát triển nguồn nhân lực phục vụ nền nông nghiệp công nghệ cao tại địa phương”, ông Tình đánh giá.

Cũng theo ThS Trần Xuân Tình, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần có giải pháp phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp công nghệ cao. Đó là, đổi mới phương pháp đào tạo nghề.

Theo đó, cần tập trung vào đào tạo năng lực thực hành, những kỹ năng, kỹ thuật cốt lõi và các kỹ năng mềm để thích ứng và phát huy trong môi trường công nghệ hiện đại.

Từng bước đưa các công nghệ mới đặc thù trong nông nghiệp như công nghệ sinh học, công nghệ số, tự động hóa, cơ khí chính xác, vật liệu mới… vào các chương trình đào tạo dài hạn.

Cần xây dựng bộ chuẩn đầu ra cho sinh viên học các nghề liên quan đến phục vụ nhân lực nông nghiệp công nghệ cao. Trong đó chú trọng trình độ ngoại ngữ và tin học đảm bảo hội nhập quốc tế. Phát triển nguồn nhân lực không chỉ hướng vào thị trường trong nước, mà còn phải hướng ra thị trường quốc tế như xuất khẩu lao động tới các nước có nền nông nghiệp phát triển hơn.

Đồng thời, cần tăng cường công tác đào tạo sinh viên tại các trang trại, gắn kết nhà trường với doanh nghiệp. Tiếp nhận các chương trình đào tạo các nghề nông nghiệp của các quốc gia phát triển cao trong nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh…

Ngoài ra, cần nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò của đào tạo nghề đối với việc tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong nông nghiệp. Đặc biệt trong xu hướng phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao.

Đối với các cơ sở đào tạo nghề, cần phải đổi mới và phát triển chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề cho lao động nông thôn, người học theo yêu cầu của thị trường lao động. Thường xuyên cập nhật kỹ thuật, công nghệ mới. Bên cạnh đó, cần phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề đáp ứng được nhu cầu đào tạo nhân lực cho nền nông nghiệp công nghệ cao.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/hoc-duong/nhan-luc-cong-nghe-cao-cho-nong-nghiep-xa-roi-tu-duy-nghe-chan-lam-tay-bun-FkrUwWUng.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/hoc-duong/nhan-luc-cong-nghe-cao-cho-nong-nghiep-xa-roi-tu-duy-nghe-chan-lam-tay-bun-FkrUwWUng.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhân lực công nghệ cao cho nông nghiệp: Xa rồi tư duy nghề "chân lấm, tay bùn"