Nhận thức thấu đáo về đổi mới giáo dục cần đi cùng hành động tương xứng

14/12/2023, 15:10
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn, nhận thức thấu đáo về đổi mới giáo dục cần đi cùng hành động tương xứng.

Đó còn là thách thức mới trong phát triển nguồn nhân lực, khi những yêu cầu về năng lực mới, kỹ năng mới xuất hiện rất nhiều. Số lượng nghề nghiệp đổi mới nhanh, ranh giới rất mờ, liên ngành và tích hợp tăng lên; yêu cầu về sự phát triển nhiều ngành công nghệ cao, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.

Nền kinh tế phát triển, đất nước phồn vinh hơn, đời sống cao hơn, nhưng đứng trước việc phân hoá giàu - nghèo lớn lên thì nguy cơ mất bình đẳng trong giáo dục có thể sẽ gia tăng. Đây cũng là một thách thức lớn.

Đó là thách thức của mô hình trường học mới, mô hình giáo dục mới, phương pháp giáo dục mới, không gian giáo dục mới trong thời đại số. Những vấn đề chúng ta phải ứng xử với hệ giá trị, cả giá trị thực và giá trị ảo, những vấn đề phi truyền thống; thách thức lớn hơn trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu, kể cả giáo dục phổ thông và đại học…

Nhận thức, thể chế và nguồn lực

Trong đề xuất kết luận với Bộ Chính trị sẽ có những đề xuất nhằm tăng cường sự thích ứng, xử lý, vượt qua những thách thức trong thời gian tới. Bộ trưởng thông tin và nhấn mạnh 3 vấn đề chính là: nhận thức, thể chế và nguồn lực.

Vấn đề nhận thức, bản thân Nghị quyết 29 đã là đổi mới về quan điểm đối với giáo dục, nhưng nhận thức trong các cấp, các ngành vẫn là một vấn đề lớn. Theo Bộ trưởng, sẽ còn phải tiếp tục nhận thức về đầu tư cho giáo dục, về tự chủ trong giáo dục, về xã hội hoá giáo dục và các vấn đề chuyên môn của ngành. Bên cạnh nhận thức đầy đủ, thấu đáo, quan trọng hơn cần sự hành động tương xứng, đến nơi đến chốn.

Về vấn đề thể chế, sẽ cần tiếp tục rà soát các văn bản, các bộ luật, xây dựng luật mới là Luật Nhà giáo và rà soát các văn bản quy phạm pháp luật để mở đường cho xã hội hoá giáo dục, tự chủ trong giáo dục và mở đường cho những đổi mới khác.

Vấn đề nguồn lực, Bộ trưởng nhắc đến tài chính giáo dục, đầu tư cho giáo dục, nguồn lực con người và nhấn mạnh: chúng ta ngày càng nhận thức sâu sắc và toàn diện vai trò có tính chất quyết định của lực lượng nhà giáo trong công cuộc đổi mới. Chắc chắn sẽ phải làm nhiều việc hơn nữa để phát triển đội ngũ nhà giáo, từ đó hoàn tất các mục tiêu đổi mới giáo dục trong thời gian tới.

Kiên trì định hướng đổi mới

Theo Bộ trưởng, chúng ta tổng kết Nghị quyết 29 trong bối cảnh rất nhiều nội dung trong Nghị quyết còn đang làm, đang triển khai, vẫn chưa hoàn tất; và ngay cả những việc vừa hoàn thành thì phải nhiều năm sau mới có thể nhìn thấy hết giá trị, ảnh hưởng của kết quả đó. Giáo dục là con người nên không thể đơn thuần đánh giá được trong một sớm, một chiều. Tuy nhiên, chúng ta vẫn nhìn nhận được những kết quả cụ thể và có thể đánh giá được xu hướng của sự vận động.

Tổng kết Nghị quyết 29 để khẳng định những vấn đề quan trọng, trong đó Ban Cán sự đảng Bộ GD&ĐT sẽ kiến nghị với Bộ Chính trị để đưa vào kết luận liên quan đến yêu cầu về việc kiên trì định hướng đổi mới. Kiên trì thì những việc làm đã qua mới có thể có tác dụng trong thời gian sắp tới. Sự kiên định, nhất quán, thống nhất trong chỉ đạo của sự đổi mới có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

:

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/nhan-thuc-thau-dao-ve-doi-moi-giao-duc-can-di-cung-hanh-dong-tuong-xung-post664768.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/nhan-thuc-thau-dao-ve-doi-moi-giao-duc-can-di-cung-hanh-dong-tuong-xung-post664768.html
Bài liên quan
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Nhà giáo cần được tăng quyền chủ động, sáng tạo và được bảo vệ
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí về những điểm nổi bật của dự thảo Luật Nhà giáo.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhận thức thấu đáo về đổi mới giáo dục cần đi cùng hành động tương xứng