Các trường hợp cá chết hàng loạt từng được ghi nhận trước đây ở các vùng thuộc vịnh Tokyo và biển nội địa Nhật Bản, giữa đảo chính Honshu và Shikoku, nguyên nhân chính được cho là do hiện tượng "thủy triều đỏ" hay còn gọi là "tảo nở hoa".
"Trong những trường hợp đó các vi sinh vật đã trôi dạt xuống đáy biển và tiêu thụ nhiều oxy trong nước khiến cá khó sống sót" - chuyên gia Short giải thích thêm.
Cá chết không phải do trúng độc nên người dân đã lấy về ăn. Ảnh: AP
Ông Daisuke Imura, một quan chức của Bộ Môi trường Nhật Bản, cũng nhận định tương tự: "Tôi nghĩ cá chết hàng loạt ở Hakodate là do thiếu oxy trong nước. Tình trạng này từng xảy ra ở Shiretoko vào năm ngoái".
Theo ông, không rõ liệu biến đổi khí hậu nói chung có ảnh hưởng đến số lượng cá chết hay không nhưng nhiệt độ tăng đang có tác động rõ ràng trên đất liền.
Trước đó, các quan chức đã yêu cầu người dân địa phương không ăn cá dạt vào bãi biển khi chưa rõ nguyên nhân khiến cá chết. Tuy nhiên, người dân địa phương vẫn lội qua đống cá và chọn ra một ít để cất vào tủ đông - như được ghi nhận trong các bản tin.
"Các quan chức địa phương lo lắng rằng cá đã trúng độc gì đó nên họ rất thận trọng nhưng bây giờ có vẻ không phải vậy" – chuyên gia Short cho hay - "Người dân đã tranh thủ lấy một ít đem về để sử dụng trong vài tháng tới".