Năm 2018 tỷ lệ giảng viên thu nhập dưới 100 triệu/năm chiếm 26,2%; trong khi năm 2021 chỉ còn 12,7%; tỷ lệ giảng viên thu nhập dưới 150 triệu/năm 2018 là 57,5% và chỉ còn 46,3% năm 2021. Giảng viên có thu nhập trên 200 triệu/năm tăng từ 19,4% lên 31,34%; thu nhập trên 300 triệu trở lên tăng từ 0,75% lên 5,97% sau 3 năm thực hiện tự chủ (2018-2021).
Số lượng trường đại học có thu nhập trung bình của giảng viên mỗi năm từ trên 50 đến trên 400 triệu mỗi năm (tương quan năm 2018 và 2021). Nguồn: Bộ GD&ĐT |
Trong tốp 5 trường đại học có tổng thu trên 1 nghìn tỷ/năm (gồm: Trường ĐH FPT, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Văn Lang, Trường ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh, Trường ĐH Công nghệ TP Hồ Chí Minh) có 2 trường đại học tự chủ theo Nghị quyết số 77/NQ-CP và 3 trường tư thục tự chủ.
Trong tốp 10 trường tham gia khảo sát có tổng thu cao nhất, có 5 trường đại học thí điểm tự chủ theo Nghị quyết số 77/NQ-CP23, 1 trường đại học công lập tự chủ (Trường ĐH Bách khoa – ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh) và 4 trường đại học tư thục.
Có 14 trường trong danh sách các trường thí điểm tự chủ theo Nghị quyết số 77/NQ-CP trong danh sách 30 trường có tổng thu cao nhất năm 2021.
Bộ GD&ĐT đánh giá kết quả trên đạt được là nhờ việc đa phần các trường tích cực triển khai tự chủ tài chính toàn diện và sâu rộng. Khoảng 90% trường tham gia khảo sát nhận định các chính sách về tự chủ, quy chế tài chính và chi tiêu nội bộ thuận lợi trong triển khai và chính sách mang lại tác động tích cực cho các trường. 85% trường tham gia khảo sát khẳng định, việc tự chủ toàn diện, sâu rộng về tuyển sinh và đào tạo dẫn đến các kết quả đạt được tích cực.