Thầy Bùi Xuân Lễ - đại diện ngành GD&ĐT tỉnh Đắk Lắk nêu ý kiến tại Hội nghị. |
Còn tại tỉnh Thái Nguyên, hiện tỉnh có 742 cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên. Toàn tỉnh có 107 trường có cấp tiểu học, 100% trường mầm non tổ chức ăn bán trú cho trẻ em, học sinh.
Bà Trần Bích Vân – Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Bình cho hay, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ về chăm sóc sức khỏe học đường còn nhiều khó khăn hạn chế. Đặc biệt là đội ngũ cán bộ và cơ sơ vật chất của tình còn nhiều khó khăn.
Đội ngũ cán bộ làm công tác chăm sóc sức khỏe học đường tại cơ sở giáo dục còn thiếu về số lượng, một bộ phận chưa đảm bảo chất lượng. Đội ngũ cán bộ y tế trường học đa số các cấp học mầm non, tiểu học, THCS, chưa có cán bộ y tế học đường chuyên trách. . .
Triển khai cụ thể, sâu sát hơn trong thực hiện Chương trình
Phát biểu kết luận tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ngô Thị Minh cho rằng, tuy rất cố gắng nhưng vẫn còn một số hạn chế tồn tại trong khi thực hiện chương trình. Chính vì thế, đề nghị các thầy cô giáo có tham mưu với UBND tỉnh, thành phố để triển khai cụ thể, sâu sát hơn trong thực hiện Chương trình.
Để triển khai có hiệu quả chương trình sức khỏe học đường trong giai đoạn 2021-2025, Thứ trưởng đề nghị phải tích thực hiện các tiêu chí đề ra để hoàn thành mục tiêu, vì vậy, đề nghị ngành giáo dục các địa phương quán triệt sâu rộng một số nội dung.
Cụ thể, tiếp tục quán triệt và chỉ đạo khẩn trương xây dựng ban hành kế hoạch để chỉ đạo triển khai nhiệm vụ giải pháp trong chương trình sức khỏe học đường tại các địa phương. Thứ hai là tiếp tục tăng cường nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho học sinh và nội dung tuyên truyền phải phù hợp với từng đối tượng, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền để phụ huynh, học sinh được biết.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ngô Thị Minh phát biểu kết luận tại phiên thảo luận của Hội nghị. |
“Tiếp tục rà soát cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe cho học sinh. Thực hiện quy hoạch mạng lưới trường lớp cho phù hợp với kinh tế và quy mô từng địa phương”, Thứ trưởng Ngô Thị Minh đề nghị.
Bên cạnh đó, tạo cơ chế để khuyến khích xã hội hóa, huy động các nguồn lực xã hội để triển khai thực hiện, giải pháp của Chương trình. Tăng cường vai trò quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo tại địa phương, tăng cường cơ chế phối hợp liên ngành trong kiểm tra, giám sát thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về cơ sở vật chất, y tế trường học và chăm sóc sức khỏe cho học sinh . . .
“Đề nghị thầy cô tham mưu UBND tỉnh, thành phố, để bố trí nguồn lực, ngân sách để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Bởi vì hiện nay cơ sở vật chất của các trường còn nghèo nàn. . . Đồng thời, lồng ghép có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình mục tiêu về giáo dục và dự án khác mà đã được phê duyệt”, Thứ trưởng Ngô Thị Minh nhấn mạnh.