.jpg)
Với việc thực hiện nghiêm chỉ thị về tăng cường trong công tác phòng, chống dịch của UBND thành phố, các lễ hội lớn tại Thủ đô phải tạm dừng đón khách.
Lễ hội chùa Trăm Gian

Vào ngày mùng 4 Tết hàng năm, lễ hội chùa Trăm Gian sẽ được diễn ra. Vào ngày này, mọi người sẽ được trải nghiệm một lễ hội đậm đà bản sắc người dân khu vực phía Bắc khi có đầy đủ có thủ tục như: tước kiệu Bồ-tát Nguyễn Bình An, rước nhang án, giá cỗ, mâm ngũ quả,... Không những thế, những du khách, phật tử ghé thăm lễ hội này còn được tham gia những trò chơi dân gian đặc sắc như: thổi cỗ chùa, thi oản chuối, đấu cờ, cờ người,....
Lễ hội gò Đống Đa
Chỉ diễn ra sau lễ hội chùa Trăm Gian 1 ngày, lễ hội gò Đống Đa được tổ chức nhằm tưởng nhớ chiến tích lẫy lừng của vua Quang Trung khi có công chống lại quân Thanh xâm lược. Hằng năm, cứ vào ngày này, người dân thủ đô lại nô nức đi dự lễ hội gò Đống Đa để bày tỏ lòng biết ơn của mình với người anh hùng áo vải này.

Những năm trước, khi tham gia lễ hội gò Đống Đa, người dân sẽ được trải nghiệm trò rước "Rồng lửa Thăng Long" độc đáo. Cùng với đó, mọi người cũng được tham gia chơi rất nhiều trò chơi khác thể hiện đúng tinh thần thượng võ.
Lễ hội chùa Hương
Có thể nói, lễ hội chùa Hương là một trong những lễ hội lớn nhất ở Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung. Ngày lễ này được kéo dài từ mùng 6 Tết và kéo dài trong 3 tháng đầu năm. Do đó, người dân có thể thoải mái sắp xếp thời gian để tham dự.

Tuy nhiên, trong năm Nhâm Dần này, Chính quyền xã Hương Sơn (Mỹ Đức, Hà Nội) đã thực hiện nghiêm chỉ thị của UBND Thành phố. Do đó, nhiều người dân đã đến chùa Hương có nhu cầu hành hương, vãn cảnh đều được khuyên đi về. Chính vì vậy, trong ngày mở đầu của lễ hội, khu vực suối Yến không còn tình trạng chật cứng người chờ đò. Khu vực hàng quán cũng sạch sẽ, gọn gàng, không có rác thải.
Lễ hội chùa Hương không chỉ là một lễ hội du xuân mà có ý nghĩa rất to lớn trong tổng thể tôn giáo tín ngưỡng ở miền Bắc nước ta. Tại đây thể hiện tín ngưỡng thờ cúng tôn giáo bao gồm: Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo. Cùng với đó, sự kết hợp của nét văn hóa dân tộc độc đáo cùng vẻ đẹp thiên nhiên, đất trời tạo nên khung cảnh vô cùng trang nghiêm.
Bên cạnh đó, các lễ hội như: lễ hội Cổ Loa, lễ hội đền Hai Bà Trưng, lễ hội đền Sóc,... tại Hà Nội cũng bị ảnh hưởng rất nhiều vì lí do dịch bệnh. Có thể nói, Ban quản lý các khu di tích này cũng có những kế hoạch điều chỉnh quy mô lễ hội tương đối phù hợp để lễ hội vẫn được diễn ra (với quy mô cực nhỏ) mà vẫn đảm bảo an toàn phòng chống dịch.

Ông Nguyễn Bá Hiển - Trưởng Ban Quản lý khu di tích thắng cảnh Hương Sơn cũng chia sẻ sẽ dừng các hoạt động lễ hội nếu các ca mắc trên địa bàn huyện nói riêng và thành phố nói chung tăng cao. Ông cho rằng, các lễ hội được diễn ra chủ yếu là để phục vụ tín ngưỡng. Tuy nhiên, nếu không đảm bảo yếu tố phòng dịch, có thể sẵn sàng đề xuất dừng tổ chức lễ hội.