Nhắc đến những ngôi chùa linh thiêng tại Hà Nội, không ai không biết tới chùa Hương. Nhưng chùa Hương cũng ẩn chứa nhiều bí mật, hãy cùng Giáo dục Thủ đô khám phá những thú vị đó.
Chùa Hương nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 65km. Đây là một quần thể chùa thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức - là danh thắng được nhiều du khách ghé thăm mỗi dịp Tết đến, Xuân về.
Điểm tâm linh nổi tiếng
Người Việt xưa nay đều tin rằng đi lễ đầu năm không chỉ đơn giản là ước nguyện, cầu năm mới suôn sẻ mà còn là nơi họ tìm về sau khoảng thời gian vất vả mưu sinh. Chính vì thế, dịp đầu năm là cơ hội tốt nhất để tất cả mọi người có thể cảm nhận sự giao thoa của trời đất.
Chùa Hương trời điểm lại trời tô
Một bức tranh tình trải mấy thu,
Xuân lại xuân đi không dấu vết
Ai về ai nhớ vẫn thơm tho.
Những câu thơ của thi sĩ Tản Đà đã mô tả vừa thật vừa tình khung cảnh của chùa Hương trong những ngày hội. Cửa chùa luôn ngân vang của tiếng chuông, cùng với đó là mùi thơm ngào ngạt của khói hương.
Chẳng khó để gặp những con người đi về đất Phật với mâm quả trên tay. Hay chúng ta sẽ thấy những đoàn người nối đuôi nhau từ chân núi lên đến đỉnh. Chùa Hương đã và đang trở thành địa chỉ tâm linh quen thuộc của du khách trong nước và quốc tế.
Chùa Hương hiện nay là một danh thắng nổi tiếng của Việt Nam. Không những thế, nơi đây còn mang đậm nét văn hóa tín ngưỡng đạo Phật.
Không giống những địa danh khác, chùa Hương được tập hợp từ nhiều hang động, núi rừng với nhau. Ngoài ra, chúng còn là sự kết hợp giữa nét đẹp tự nhiên và nhân tạo, giúp hình ảnh của ngôi chùa không đơn giản, mộc mạc.
Trải qua nhiều thế kỷ, chùa Hương đã và đang trở nên lung linh, sinh động và nhiều màu sắc. Bởi vậy, chúng tạo nên văn hóa tín ngưỡng đậm chất Việt Nam. Không những thế, chúng còn đại diện cho giá trị văn hóa tâm linh của cả dân tộc ta.
Vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ
Chùa Hương may mắn được thiên nhiên ban tặng cho cảnh đẹp “sơn kỳ thủy tú”. Vì tại đây, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra những dãy núi đá vôi hơn 200 năm tuổi. Chúng tạo cho khung cảnh của chùa vẻ đẹp hùng vĩ, bí ẩn.
Xung quanh ngôi chùa là dòng suối Yến uốn lượn bồng bềnh. Cùng với rừng nguyên sinh có thảm động, thực vật phong phú, quý hiếm, chùa Hương càng trở nên độc đáo, thu hút hơn.
Để có thể di chuyển vào bên trong chùa, du khách phải trải qua quãng đường rất dài trên suối. Mọi người phải đi thuyền từ đường lớn mới có thể vào sâu bên trong. Khung cảnh 2 bên suối rất nên thơ, trữ tình nên khi tham quan, du khách có thể cảm nhận được không khí trong lành, mát mẻ của thời tiết nơi đây.
Chùa Hương có rất nhiều hang động lớn nhỏ tạo nên, đặc biệt nhất phải nhắc đến động Hương Tích. Khi đến đây, du khách có thể phóng tầm mắt của mình đi tứ phía, xua tan mọi mệt nhọc trong lòng.
Nhìn từ bên ngoài, cửa động như miệng một con rồng khổng lồ đang há mồm. Động được đặt sâu trong lòng núi, đáy động bằng phẳng, có thể chứa được hàng trăm người. Bên trong động, ánh đèn, ánh nến lúc nào cũng lung linh huyền ảo. Những nhũ đá, cột đá muôn hình vạn trạng, lấp lánh bảy sắc cầu vồng.
Đặc biệt không kém chính là động Hinh Bổng. Để có thể chinh phục động này, du khách phải di chuyển rất vất vả. Tuy nhiên, khi đã lên được động, mọi người có thể lắng nghe tiếng gió thổi tạo thành điệu nhạc du dương trầm bổng.
Trên đỉnh, người ta có đặt một tảng đá lớn và phẳng. Người đời thời tương truyền rằng đó chính là bàn cờ tiên, mỗi năm các vị Tiên thường xuống trần và so tài cao thấp tại đó.
Ngoài ra, động Tiên Sơn cũng ghi dấu rất lớn trong lòng du khách với cảnh sắc thanh u. Trong động, người ta phát hiện ra có bài thời bút tích của Trịnh Sâm và 5 pho tượng đá bạch thạch soi đèn vào trông giống những viên ngọc phát sáng.
Không những thế, động còn có những nhũ đá rủ xuống, tạo thành hình Tràng phan, Bảo cái. Khi du khách gõ vào chúng, những âm thanh như tiếng mõ, tiếng chuông, khánh,.. phát ra, nghe rất thanh tịnh.
Có thể nói, chùa Hương là địa điểm tâm linh thu hút lượng khách du lịch rất lớn vào ngày hội. Với không gian hùng vĩ, tươi mát, hy vọng, du khách có thể vừa tịnh tâm, vừa có những trải nghiệm tuyệt vời tại đây.