Một quan chức cấp cao của Pháp cho biết, Tổng thống Emmanuel Macron sớm ủng hộ việc đưa người Hà Lan vào vai trò này.
Một nguồn tin chính phủ liên minh Đức cho biết, Berlin dự kiến cũng sẽ ủng hộ Rutte. Trong khi đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ba Lan cho biết nước này chưa có quan điểm nào.
Lãnh đạo NATO được bổ nhiệm dựa trên nguyên tắc đồng thuận, vì thế đòi hỏi sự ủng hộ, hoặc ít nhất là không phản đối, từ tất cả 31 thành viên.
Hai nhà ngoại giao tiết lộ rằng ông Rutte được khoảng 20 thành viên NATO ủng hộ, nhưng vẫn còn khả năng không đạt được đồng thuận và ứng cử viên khác có thể xuất hiện.
Hungary và Thổ Nhĩ Kỳ được cho là có thể phản đối, nhưng hai nước chưa đưa ra quan điểm của họ.
Dưới sự lãnh đạo của ông Rutte, chi tiêu quốc phòng của Hà Lan bị cắt giảm trong những năm thắt lưng buộc bụng. Tuy nhiên, từ khi Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine, Hà Lan tăng chi tiêu lên khoảng 2% GDP. Ông Rutte từ lâu đã là người chỉ trích gay gắt Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Tháng 7 năm ngoái, ông Rutte bất ngờ tuyên bố rời khỏi chính trường Hà Lan, nhưng vẫn giữ vai trò lãnh đạo tạm quyền trong khi quá trình đàm phán liên minh tiếp tục sau cuộc bầu cử ngày 22/11.
Cựu Thủ tướng Na Uy Stoltenberg giữ chức tổng thư ký NATO từ năm 2014.