Nhiều sản phẩm thiết bị giáo dục ở Hoài Đức – Hà Nội dính nghi vấn nâng khống giá

T/h | 16/03/2022, 11:19
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Mua sắm bổ sung thiết bị dạy học tối thiểu lớp 1 cho các trường tiểu học công lập trên địa bàn huyện Hoài Đức - Hà Nội với nhiều sản phẩm thiết bị giáo dục dính nghi vấn nâng khống giá.

Trên thực tế, tình trạng có dấu hiệu nâng khống giá thiết bị khi mua sắm đang xảy ra khá phổ biến ở nhiều gói thầu. Điển hình là gói thầu: Chi phí mua sắm thiết bị. Dự án: Mua sắm bổ sung thiết bị dạy học tối thiểu lớp 1 cho các trường tiểu học công lập trên địa bàn huyện Hoài Đức, Hà Nội (năm 2021 – PV) là một ví dụ.

Quyết định phê duyệt số 83/QĐ-GDĐT ngày 28/6/2021 được cho là đã phê duyệt nhiều sản phẩm cao hơn giá thị trường nhiều lần
Quyết định phê duyệt số 83/QĐ-GDĐT ngày 28/6/2021 Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Hoài Đức Vương Văn Lâm ký được cho là đã phê duyệt nhiều sản phẩm cao hơn giá thị trường nhiều lần

Theo phản ánh, gói thầu trên được Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Hoài Đức Vương Văn Lâm ký Quyết định phê duyệt số 83/QĐ-GDĐT ngày 28/6/2021 với giá trúng thầu là 8.389.519.000 đồng. Liên danh Cty CP Đầu tư và Thương mại Vĩnh Phát, Cty TNHH Nhật Linh Đà Nẵng, Cty CP Điện chiếu sáng và Thiết bị Đô thị Hồ Gươm là liên danh trúng thầu. Trong đó, Cty CP Đầu tư và Thương mại Vĩnh Phát là liên danh chính. Gói thầu có giá dự toán là 8.472.421.000 đ, giá trúng thầu là 8.389.519.000 đ, tiết kiệm thầu gần 83 triệu đồng. Gói thầu được thực hiện bằng nguồn Ngân sách huyện, kinh phí sự nghiệp giáo dục.

Số lượng 37 sản phẩm Radio chênh gần 3 lần giá thị trường được phê duyệt mua sắm tại Quyết định số 83
Số lượng 37 sản phẩm Radio chênh gần 3 lần giá thị trường được phê duyệt mua sắm tại Quyết định số 83

Tuy nhiên, nhiều thiết bị giáo dục có dấu hiệu bị nâng khống, gây thiệt hại cho Ngân sách Nhà nước.

Cụ thể: Sản phẩm Radio – Castsete nhãn hiệu EZ57 số lượng mua 37, giá phê duyệt trúng thầu là 4.554.000 đ/chiếc. Trong khi đó, giá thị trường bán ở mức 1.700.000 đ/chiếc, tức là tăng hơn gấp 2 lần, tương đương nâng giá 2.854.000 đồng/chiếc.

Tình trạng nâng khống sản phẩm cũng xảy ra ở sản phẩm Loa cầm tay, nhãn hiệu ER – 2215WS, số lượng mua 25 chiếc, giá phê duyệt trúng thầu là 3.564.000đ/chiếc, khảo sát giá thị trường tại điện tử Tuyết Huy bán 1.072.000 đ/chiếc.

Loa cầm tay có dấu hiệu nâng khống gấp hơn 3 lần giá thị trường
Loa cầm tay có dấu hiệu nâng khống gấp hơn 3 lần giá thị trường
Quảng cáo

Tiếp đến là sản phẩm Tivi nhãn hiệu UA55TU7000/Samsung, số lượng mua 26 chiếc được phê duyệt trúng thầu với giá là 17.822.000 đ/chiếc. Trong khi, giá đang bán tại điện máy ABC chỉ 12.790.000 đ/chiếc, tương đương nâng giá hơn 5 triệu đồng/chiếc.

Tương tự, sản phẩm đầu DVD nhãn hiệu Sony DVP – SR370/BCSP6, số lượng mua 36 chiếc, giá phê duyệt là 2.376.000 đ/chiếc, trong khi tại điện, máy Dung Vân, sản phẩm đang được chào bán với mức giá 890.000 đồng/chiếc,…

Hiện tượng này xảy ra ở hầu hết các hạng mục mua sắm của gói thầu này, và đây chỉ là điển hình vài mục sản phẩm cụ thể.

Vấn đề đặt ra là: Việc tổ chức đấu thầu, mua sắm nhằm mục đích tiết kiệm cho Ngân sách Nhà nước. Nhưng dựa vào những điển hình nêu trên thì dấu hiệu nâng khống thiết bị cao gấp nhiều lần giá thị trường, đang làm thất thu lớn Ngân sách Nhà nước mà Phòng GD&ĐT huyện Hoài Đức là đơn vị mời thầu.

Sản phẩm đầu DVD được cho là đã nâng khống gấp hơn 2 lần giá thị trường
Sản phẩm đầu DVD được cho là đã nâng khống gấp hơn 2 lần giá thị trường

Để tìm hiểu việc khảo sát, thẩm định giá, tổ chức đấu thầu, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu được Phòng GD&ĐT huyện Hoài Đức thực hiện ra sao, dẫn đến kết quả đấu thầu cũng như các dấu hiệu nâng khống giá trị nêu trên? Phóng viên Thương Gia đã đăng ký làm việc qua Văn phòng UBND huyện Hoài Đức. Tiếp đó, PV đã nhiều lần gọi điện, nhắn tin vào số máy điện thoại di động 0904258xxx được cho là do ông Vương Văn Lâm - Trưởng phòng GD&ĐT Hoài Đức sử dụng. Tuy nhiên, PV không nhận được hợp tác từ vị này.

Dữ liệu của Thương Gia cho thấy, Công ty cổ phần đầu tư và thương mại Vĩnh Phát có địa chỉ trụ sở ở số 159 tổ 3, thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh, Hà Nội. Công ty này được phê duyệt trên mạng đấu thầu Quốc gia ngày 30/5/2017. Thống kê trên mạng đấu thầu cho thấy, Vĩnh Phát đã tham gia 109 gói thầu, trúng 94, trượt thầu 12 và 3 gói thầu chưa có kết quả.

Riêng tại Hoài Đức, Công ty Vĩnh Phát đã tham gia và trúng các gói thầu của nhiều bên mời thầu trên địa bàn huyện Hoài Đức như: Ban quản lý dự đầu tư xây dựng huyện Hoài Đức, huyện ủy Hoài Đức, văn phòng UBND và HĐND huyện Hoài Đức, phòng GĐ&ĐT huyện Hoài Đức, UBND Dương Liễu, UBND xã Đắc Sở, UBND xã Lại Yên, UBND xã Minh Khai, UBND xã Sơn Đồng, Trường Trường THCS thị trấn Trạm Trôi, Trường tiểu học Sơn Đồng, Trường THCS Vân Canh,…

Bài liên quan
Hà Nội: Bắt Giám đốc Ban duy tu công trình hạ tầng nâng khống giá cây xanh
Đỗ Anh Tuấn, Giám đốc Ban Duy tu các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị thuộc Sở Xây dựng Hà Nội, cùng 3 bị can khác vừa bị bắt để điều tra vụ án nâng khống giá trị cây xanh tại TP Hà Nội.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhiều sản phẩm thiết bị giáo dục ở Hoài Đức – Hà Nội dính nghi vấn nâng khống giá