Nhiều tín hiệu tích cực, tạo đà kinh tế phục hồi

06/05/2023, 20:16
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng có nhiều tín hiệu tích cực; đặc biệt, trong tháng 4, nhiều chính sách, giải pháp tháo gỡ khó khăn ban hành từ đầu năm đến nay bắt đầu có hiệu ứng tác động.

Nguyên nhân là do bối cảnh chung và bên cạnh động lực là công nghiệp chế biến chế tạo suy giảm, còn một số lĩnh vực khác như: tổng cầu giảm; trong đó, tổng mức bán lẻ; nhu cầu, tốc độ tăng xuất nhập khẩu, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, thị trường, thu hút vốn đầu tư nước ngoài và những lĩnh vực riêng đặc thù của các địa phương này cũng sụt giảm.

Gần đây nhất, Thủ tướng Chính phủ đã làm việc với TP HCM và chỉ ra một số nguyên nhân rất đặc thù. Trước đây thông thường một năm TP HCM có khoảng 70 - 80 dự án để phê duyệt chủ trương và đầu tư xã hội. Tuy nhiên, trong 2 năm trở lại đây, dự án mới để phê duyệt rất thấp. Vấn đề này có liên quan đến năng lực quản lý, cũng như việc không dám nghĩ, dám làm…

* Nhiều giải pháp vực dậy động lực tăng trưởng

Theo báo cáo của Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV, mặc dù đạt được một số kết quả tích cực trong 4 tháng năm 2023, kinh tế Việt Nam vẫn phải đối mặt với hàng loạt rủi ro, thách thức lớn; trong đó có 4 rủi ro, thách thức chính từ bên ngoài vẫn hiện hữu.

Đó là dịch COVID-19 và các dịch bệnh khác vẫn còn tiềm ẩn, nguy cơ bùng phát trở lại; căng thẳng địa chính trị và cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn kéo dài; lạm phát giảm nhưng lãi suất còn ở mức cao, khiến kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại, sức cầu giảm rõ rệt; sự đổ vỡ của một số ngân hàng tại Mỹ, Thụy Sỹ làm tăng rủi ro thị trường tài chính toàn cầu, rủi ro nợ xấu và vỡ nợ trên thế giới gia tăng. Những rủi ro, thách thức này tác động tiêu cực đến xuất khẩu, đầu tư, tiêu dùng, du lịch quốc tế và thị trường tài chính - tiền tệ của Việt Nam.

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhận định, trong bối cảnh, dự báo tình hình quốc tế thời gian tới còn phức tạp, khó lường; trong nước, khó khăn, thách thức tiếp tục nhiều hơn, nhiệm vụ đặt ra là hết sức nặng nề. Theo đó, Thủ tướng giao nhiệm vụ cho từng bộ, ngành trên quan điểm ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng trong khi vẫn nhất quán mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô.

Trong đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu xây dựng, đề xuất Chương trình thúc đẩy các động lực tăng trưởng của nền kinh tế; sớm có các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư; trình Chính phủ xem xét, ban hành Nghị quyết về các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế và an sinh xã hội trong tình hình mới.

Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện hồ sơ Nghị quyết của Quốc hội về chính sách giảm thuế giá trị gia tăng; xử lý dứt điểm những vướng mắc, bất cập trong việc chậm trễ thực hiện hoàn thuế giá trị gia tăng; sớm đề xuất các biện pháp xử lý vướng mắc về vốn ODA.

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành, chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí, đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp trong lúc khó khăn, ổn định và giảm mặt bằng lãi suất cho vay, hướng tín dụng vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng của nền kinh tế.

Bộ Công Thương thúc đẩy phục hồi, phát triển sản xuất công nghiệp; đề xuất các cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất quốc tế. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các cơ quan liên quan khơi thông thị trường cho hàng hóa nông nghiệp...

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung đề xuất, để tạo động lực cho tăng trưởng, các địa phương cần nâng cao năng lực, chất lượng chỉ đạo điều hành, xử lý công việc của chính quyền địa phương các cấp, đồng thời đẩy mạnh kiểm tra, giám sát, cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư kinh doanh để cán bộ công chức dám nghĩ, dám làm.

Cùng với đó, các địa phương cần đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; đồng thời, đẩy mạnh dịch vụ, du lịch, đặc biệt là tại các trung tâm lớn như: Hà Nội, TP HCM. Đây là động lực thứ 2 để tăng trưởng, bên cạnh công nghiệp dịch vụ, đầu tư công.

Nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú cho hay, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ một cách linh hoạt, hợp lý và bảo đảm được mục tiêu chính là kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền và bảo đảm sự hài hòa giữa tỉ giá và lãi suất.

"Điều hành lãi suất trên tinh thần vận động, chỉ đạo các ngân hàng thương mại tiếp tục cắt giảm những chi phí để tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp và người dân vay vốn", Phó Thống đốc Đào Minh Tú nhấn mạnh.

Về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, Bộ sẽ bám sát quan điểm điều hành và các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tại Nghị quyết số 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Điều này nhằm kịp thời ban hành và triển khai nhanh, hiệu quả các chính sách, giải pháp tài khóa, tiền tệ, chính sách vĩ mô khác để giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, bảo đảm an sinh xã hội, quyết liệt triển khai tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ sản xuất kinh doanh, khơi thông nguồn lực, thúc đẩy các động lực phát triển, nhất là các địa phương động lực, phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng cả năm 6,5%.

Cùng với đó, Bộ cũng sẽ chủ động xử lý theo thẩm quyền, kịp thời báo cáo, kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ định hướng, giải pháp phù hợp trong quản lý, chỉ đạo, điều hành tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô. Các bộ, cơ quan và địa phương đẩy mạnh cải cách hành chính, thủ tục hành chính, cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

"Tuyệt đối không ban hành chính sách, quy định mới làm phát sinh chi phí, thủ tục, thời gian không cần thiết cho doanh nghiệp, người dân", Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.

Theo TTXVN
https://news.vnanet.vn/FrontEnd/PostDetail.aspx?id=6717052
Copy Link
https://news.vnanet.vn/FrontEnd/PostDetail.aspx?id=6717052
Bài liên quan
Thúc đẩy phát triển kinh tế số bền vững
Nền kinh tế số phát triển nhanh chóng đi kèm với những thách thức về bất bình đẳng, rủi ro về an ninh mạng, xu hướng việc làm và môi trường.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhiều tín hiệu tích cực, tạo đà kinh tế phục hồi