Chữa thiếu máu: Rễ đinh lăng, thục địa, hà thủ ô đỏ, hoàng tinh mỗi vị 100g, tam thất 20g, tán nhỏ, rây bột, uống ngày 100g.
Chữa gãy xương, bong gân: Lá đinh lăng 80g, vỏ cây gạo 40g, cạo bỏ vỏ đen, chân cua sống 40g, tô mộc 20g, nụ đinh hương 5 cái.
Lá đinh lăng, vỏ gạo, chân cua rửa sạch bằng nước muối, giã nhỏ; tô mộc tán thành bột mịn, đinh hương tán riêng. Tất cả trộn đều, đắp, nẹp cố định và băng lại. Mỗi ngày một lần. Kiêng ăn thịt bò.
Lưu ý: Không dùng rễ đinh lăng liều cao để tránh hiện tượng bị say, mệt mỏi.
Từ trước đến nay, nhân dân ta vẫn có tập quán lấy búp và lá non đinh lăng tươi để ăn cùng nhiều lá thơm khác như vọng cách, mơ tam thể, ngổ… trong món gỏi cá, nem chạo với mục đích làm thơm, chống tanh nhất là đối với những người hay bị dị ứng, mẩn ngứa.
Theo kinh nghiệm dân gian, ngày trước, các đồ vật thường nhai lá đinh lăng để tăng cường sức dẻo dai khi thi đấu. Đối với trẻ nhỏ, để phòng và chống kinh giật, người ta lấy lá đinh lăng cả lá non lẫn lá già phơi khô, đem lót gối hay trải giường cho trẻ nằm.
Phụ nữ sau khi đẻ thường dùng lá đinh lăng phơi khô 50g thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày để chóng lại sức, chống mệt mỏi, kém ăn.
Còn muốn có nhiều sữa nuôi con, họ lấy lá đinh lăng 30 - 50g băm nhỏ với bong bóng lợn 1 cái rồi nấu với gạo nếp thành cháo ăn trong ngày. Có thể dùng chân giò hoặc móng giò thay bong bóng.
Dùng ngoài, lá đinh lăng tươi băm nhỏ hoặc phơi khô, giã nhỏ, rây bột mịn, rồi trộn với ít muối và nước làm thành bánh, đắp chữa vết thương, viêm dây thần kinh.
Thân và cành đinh lăng tuốt bỏ lá, thái nhỏ, phơi khô 20 - 30g sắc uống chữa đau lưng, mỏi gối, tê thấp. sưng vú. Dùng riêng hoặc phối hợp với rễ cây xấu hổ, cúc tần, bưởi bung, cam thảo dây./.