Những điều cần biết về nhiễm khuẩn Salmonella

11/03/2021, 11:15
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Có thể bạn đã từng nghe qua hoặc đã biết đến tình trạng nhiễm khuẩn do Salmonella gây ra. Nhưng thực sự bạn biết gì về tình trạng này?

Một trong số những biến chứng nghiêm trọng và lâu dài của nhiễm Salmonella là hội chứng ruột khích thích sau nhiễm trùng. Hội chứng này có thể kéo dài vài ngày, vài tuần và thậm chí là vài tháng.

Tỏi và quế có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn

Đa số các chủng Salmonella gây ra các vấn đề về tiêu hoá sẽ biến mất trong vòng một tuần mà khong cần điều trị. Người bệnh nên uống nhiều nước để bù lượng nước đã bị mất do tiêu chảy và nôn mửa. Trong một số trường hợp hiếm gặp, nếu người bệnh gặp biến chứng nặng, có thể sẽ phải sử dụng đến kháng sinh.

Một số nghiên cứu nhỏ chỉ ra rằng các thành phần chống khuẩn trong tinh dầu vỏ quế có thể chống lại độc tố của một số chủng Salmonella. Ngoài ra một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng trong số rất nhiều thành phần trong bếp thì quế có khả năng chống khuẩn tốt nhất.

Các nghiên cứu cũng cho thấy tỏi có khả năng hỗ trợ điều trị nhiễm khuẩn Salmonella. Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng các bằng chứng này còn rất hạn chế, do vậy, bạn nên trao đổi với bác sĩ về các nguy cơ và lợi ích của việc sử dụng các loại tinh dầu hoặc thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị nhiễm khuẩn Salmonella.

Tuổi, sử dụng thuốc và một số bệnh lý có thể làm tăng nguy cơ nhiễm Salmonella

Những người có hệ miễn dịch suy giảm do bệnh tiểu đường, tim mạch, ung thư, bệnh thân, HIV/AIDS sẽ có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm cao hơn. Người trưởng thành trên 65 tuổi, phụ nữ có thai và trẻ dưới 5 tuổi cũng có nguy cơ nhiễm khuẩn Salmonella cao hơn. Trên thực tế, trẻ em có nguy cơ nhập viện cao hơn gấp 3 lần nếu bị nhiễm khuẩn Salmonella.

Sử dụng một số loại thuốc, ví dụ như thuốc làm giảm acid dịch vị dạ dày cũng làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn

Bảo quản trứng trong tủ lạnh làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn

Nên bảo quản trứng trong tủ lạnh ở nhiệt độ khoảng 4 độ C hoặc thấp hơn sẽ giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn có hại, bao gồm cả Salmonella. Cách này cũng hiệu quả với cả những món ăn được làm từ trứng. Nhứng món ăn được làm từ trứng không nên để ở nhiệt độ phòng quá 2 tiếng. Đảm bảo rằng bạn đã vứt đi các quả trứng bị vỡ, hỏng và làm sạch phần khay đựng trứng trong tủ lạnh

Salmonella phổ biến hơn vào mùa hè

Salmonella thường phổ biến hơn vào những tháng có nhiệt độ cao, vi khuẩn phát triển mạnh mẽ hơn.

Để giảm nguy cơ, hãy bảo quản thức ăn thừa, bao gồm cả trứng, sữa, thịt và các sản phẩm tươi sống trong tủ lạnh hoặc tủ đông. Bọc kín thức ăn thừa trong hộp và cho vào tủ lạnh sau khi chế biến 2 giờ hoặc 1 giờ nếu nhiệt độ ngoài trời trên 32 độ C. Bảo quản thức ăn trong tủ đông sẽ ngăn chặn vi khuẩn phát triển, nhưng không thể tiêu diệt được vi khuẩn. Do vậy, bạn vẫn nên cẩn thận khi sơ chế, nấu nướng thực phẩm rã đông.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Thức ăn bảo quản trong tủ lạnh được bao lâu khi mất điện?

Viện y học ứng dụng Việt Nam

Theo everydayhealth

Theo vienyhocungdung.vn
https://vienyhocungdung.vn/nhung-dieu-can-biet-ve-nhiem-khuan-salmonella-20210305105602158.htm
Copy Link
https://vienyhocungdung.vn/nhung-dieu-can-biet-ve-nhiem-khuan-salmonella-20210305105602158.htm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Những điều cần biết về nhiễm khuẩn Salmonella