Khi Hạ chí bắt đầu, bán cầu Bắc nghiêng hẳn về phía Mặt trời 23,5 độ nên lượng ánh sáng ở đây nhận được sẽ rất nhiều, dẫn đến việc thời gian ban ngày trong tiết khí này sẽ lớn nhất trong năm, ngày dài hơn đêm, trời lâu tối và nhanh sáng. Thậm chí thời gian ban ngày có thể dài đến mức một số thành phố ở Bắc Âu có hiện tượng “đêm trắng”, tức là không hề xuất hiện ban đêm.
Đặc điểm của ngày Hạ chí
Ngày Hạ chí đánh dấu điểm cao nhất của Mặt trời nhưng không phải là ngày nhiệt độ cao nhất do nhiệt độ ở đại dương bắt đầu giảm dần. Đến giữa tháng sáu, các đại dương ở Bắc bán cầu vẫn giữ được nhiệt độ “mát” từ mùa đông năm ngoái.
Ngày chí diễn ra hai lần trong năm, một vào mùa hè được gọi là ngày Hạ chí - tháng 6, và một vào mùa đông được gọi là ngày Đông chí - tháng 12. Ngày Hạ chí thì Mặt trời nằm cao nhất về hướng Bắc, ngày Đông chí thì Mặt trời nằm cao nhất về hướng Nam.
Đây là ngày mà toàn bộ Bắc bán cầu sẽ nghiêng về phía Mặt trời nên thời tiết được cho là nóng nhất trong năm. Gió Tín phong và gió Mậu dịch hoạt động mạnh mẽ trên biển nên thường tạo nên sự ngưng tụ của hơi nước, dẫn đến mưa lớn kéo dài, bão lũ, thiên tai…
Tiết Hạ chí có nhiệt độ nóng ẩm, tạo điều kiện cho các loài động thực vật phát triển, nguồn thức ăn dồi dào. Hạ chí là thời điểm cây trồng phát triển mạnh mẽ, mùa màng cũng cho thu hoạch. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm vi sinh vật sinh sôi mạnh, có thể gây hại khá lớn cho con người.
Thời tiết thay đổi thất thường dễ khiến chúng ta nhiễm các bệnh như cảm cúm, say nắng, cảm lạnh, sốt xuất huyết, sốt rét…
Mặc dù đem đến một số ý nghĩa tiêu cực, nhưng Hạ chí vẫn là một trong số những ngày được đông đảo người dân trên toàn thế giới chào đón và ăn mừng. Đây cũng là thời điểm diễn ra nhiều lễ hội. Tại Việt Nam, nhiều lễ hội ăn mừng cũng được diễn ra trên khắp các vùng miền đất nước để cầu mong sự may mắn và mùa màng bội thu.