Cha mẹ khôn ngoan hiểu rằng điều quan trọng là tạo được sự cân bằng giữa cuộc sống riêng và công việc, thông qua sự điều chỉnh năng lượng linh hoạt ở từng giai đoạn. Ảnh minh họa
4. Cha mẹ không bao giờ bỏ qua các buổi lễ
Một người kể: "Bất cứ khi nào hàng xóm xung quanh tổ chức sinh nhật, câu mà con gái tôi thường nói nhất là: "Mẹ ơi, khi nào con có thể tổ chức sinh nhật?". Lúc đầu, tôi không bao giờ hiểu tại sao trẻ em thích sinh nhật đến vậy? Mãi cho đến khi đồng nghiệp lặng lẽ sắp xếp bữa tiệc sinh nhật cho tôi, tôi mới nhận ra rằng điều con cái mong đợi không phải là có thể nhận được bao nhiêu quà, mà là cảm giác được coi trọng giữa đám đông".
Vào sinh nhật lần thứ 9 của con gái, vợ chồng tôi đã lặng lẽ sắp xếp bữa tiệc dưới ánh trăng. Nhìn thấy cảnh tiệc tùng hoành tráng như vậy, con gái tôi đã nhảy cẫng lên và nói: "Con rất hạnh phúc, con là người hạnh phúc nhất trên thế giới".
Ý nghĩa của một buổi lễ không phải là đồ ăn cao sang, quà cáp sang chảnh. Đôi khi, một chuyến du lịch gần nhà, một bữa ăn gia đình giản dị... cũng vô cùng đáng quý.
5. Cha mẹ không quá yêu cầu, không quá kiểm soát
Một nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học London ở Vương quốc Anh cho thấy những đứa trẻ bị cha mẹ kiểm soát, can thiệp quá sâu vào quyền riêng tư khi còn nhỏ sẽ ít độc lập, cảm giác phụ thuộc mạnh hơn và chỉ số hạnh phúc thấp hơn sau khi trẻ lớn lên.
Hầu hết các bậc cha mẹ đều hy vọng rằng con cái của mình có thể đi theo những kế hoạch mà họ đã kỳ công sắp xếp. Thực ra, việc "lập kế hoạch" cho con cái thực sự không phải là để chúng hành động theo yêu cầu của cha mẹ mà phải có nhận thức "trẻ em là cá thể độc lập". Chỉ bằng cách tôn trọng trẻ em, chúng ta mới có thể duy trì mối quan hệ bình đẳng với chúng, sống hòa thuận và cảm giác hạnh phúc của trẻ em mới có thể trở nên mạnh mẽ hơn.
Nếu bạn muốn con cái hạnh phúc, phát triển tốt nhất hãy là một người cha mẹ "đáng tin cậy". Ảnh minh họa
6. Cha mẹ để con quyết định
Nhiều bậc cha mẹ cứ làm thay con mọi thứ, họ tin rằng "vì con", nhưng bạn biết đấy, không ai thích bị thao túng, kể cả trẻ em. Ngày nào bạn cũng cằn nhằn con làm bài chậm, không có tinh thần dám nghĩ dám làm nhưng chưa bao giờ bạn dừng lại để tìm hiểu nguyên nhân vì sao.
Trên con đường học tập và trưởng thành của con cái, cha mẹ nào cũng nên hiểu rằng "buông tay còn hơn kìm hãm con". Chẳng hạn, khi trẻ không muốn bị sắp đặt, thích làm theo ý mình, cha mẹ hãy buông bỏ, quan sát và tin tưởng. Hãy đồng hành, định hướng thay vì làm thay. Khi có sự tự lập mạnh mẽ, thì dù sau này có đi đâu hay gặp khó khăn gì, trẻ cũng sẽ biết cách giải quyết mọi khủng hoảng bằng sự điềm tĩnh.
7. Cha mẹ đánh giá cao và khuyến khích trẻ từ trái tim
Luôn khuyến khích động viên trẻ - đối xử với trẻ theo cách này có thể cho phép trẻ lớn lên trong bầu không khí thoải mái và vui vẻ, có được sự tự tin và trở nên tốt hơn. Nhiều bậc cha mẹ đã quen với việc "đàn áp" để giáo dục con cái, họ tin rằng bằng cách này con cái của họ mới mạnh mẽ có thể thích ứng được với tất cả những thay đổi của xã hội.
Tuy nhiên, phương pháp giáo dục "áp chế" không phù hợp với tất cả trẻ em, nó chỉ gây ức chế cho tâm lý của trẻ. Thay vì cưỡng ép trẻ, cha mẹ nên dành thời gian cùng trẻ đi dạo, quan sát và suy nghĩ nhiều hơn từ góc độ của chúng, nhìn nhận trẻ nhiều hơn với sự cảm kích và khuyến khích trẻ bằng nhiều lời nói và hành động hơn. Đối với trẻ em, nguồn gốc quan trọng nhất của sự tự tin trong sự trưởng thành chính là cha mẹ của chúng!