Những hiện vật, tư liệu 'biết nói' về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

25/04/2024, 17:26
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam hiện trưng bày rất nhiều hiện vật, tư liệu lịch sử quý giá nói về chiến thắng Điện Biên Phủ tròn 70 năm về trước.

Những ngày này, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đang ra sức thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng hoàn toàn Miền Nam, thống nhất đất nước; 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ; 134 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Tinh thần yêu nước, truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc ta vẫn luôn là dòng chảy được tiếp nối và trao truyền từ các thế hệ cha ông đi trước tới thế hệ trẻ ngày nay.

Chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" của 70 năm về trước sẽ là niềm tự hào vang mãi về tình đoàn kết quân dân, cùng trí tuệ và ý chí Việt Nam; sự chỉ đạo sáng suốt của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương mà đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh; tài thao lược của Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp.

Dưới đây là một số hình ảnh về hiện vật, tư liệu liên quan đến chiến thắng Điện Biên Phủ được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam:

Bộ bàn ghế đơn sơ này đã được Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương đã sử dụng trong cuộc họp quyết định chủ trương, chiến lược Đông Xuân 1953-1954 tại Chiến khu Việt Bắc tháng 9/1953.
Bộ bàn ghế đơn sơ này đã được Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương đã sử dụng trong cuộc họp quyết định chủ trương, chiến lược Đông Xuân 1953-1954 tại Chiến khu Việt Bắc tháng 9/1953.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ, tháng 12/1953 (ảnh trái); Bộ Chỉ huy chiến dịch họp bàn kế hoạch tiến công vào Điện Biên Phủ, tháng 1/1954 (ảnh phải).Chủ tịch Hồ Chí Minh và Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ, tháng 12/1953 (ảnh trái); Bộ Chỉ huy chiến dịch họp bàn kế hoạch tiến công vào Điện Biên Phủ, tháng 1/1954 (ảnh phải).
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ, tháng 12/1953 (ảnh trái); Bộ Chỉ huy chiến dịch họp bàn kế hoạch tiến công vào Điện Biên Phủ, tháng 1/1954 (ảnh phải).
Chiếc xe đạp thồ được các dân công sử dụng để vận chuyển lương thực vào trận địa phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ.
Chiếc xe đạp thồ được các dân công sử dụng để vận chuyển lương thực vào trận địa phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ.

Những vật dụng quen thuộc của đồng bào các dân tộc Tây Bắc như gùi, đòn gánh, ghế thồ ngựa, nón lá dùng để vận chuyển lương thực vào trận địa.
Những vật dụng quen thuộc của đồng bào các dân tộc Tây Bắc như gùi, đòn gánh, ghế thồ ngựa, nón lá dùng để vận chuyển lương thực vào trận địa.
Xẻng và cuốc chim được bộ đội ta sử dụng để đào giao thông hào phục vụ cuộc tiến công vào Đồi A1, mặt trận Điện Biên Phủ năm 1954.Xẻng và cuốc chim được bộ đội ta sử dụng để đào giao thông hào phục vụ cuộc tiến công vào Đồi A1, mặt trận Điện Biên Phủ năm 1954.
Xẻng và cuốc chim được bộ đội ta sử dụng để đào giao thông hào phục vụ cuộc tiến công vào Đồi A1, mặt trận Điện Biên Phủ năm 1954.
Súng trường (ảnh trái); xẻng, cuốc chim, đàn (ảnh phải) được quân dân ta sử dụng trong chiến dịch Điện Biên Phủ.Súng trường (ảnh trái); xẻng, cuốc chim, đàn (ảnh phải) được quân dân ta sử dụng trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
Súng trường (ảnh trái); xẻng, cuốc chim, đàn (ảnh phải) được quân dân ta sử dụng trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
Vỏ bom bươm bướm (trái) do Mỹ sản xuất và viện trợ cho quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương; vỏ mìn nhảy (phải) được quân Pháp sử dụng tại Điện Biên Phủ.
Vỏ bom bươm bướm (trái) do Mỹ sản xuất và viện trợ cho quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương; vỏ mìn nhảy (phải) được quân Pháp sử dụng tại Điện Biên Phủ.
Nắp xe tăng của quân địch do bộ đội ta bắn cháy sau trận đánh Đồi A1 ngày 6/5/1954.
Nắp xe tăng của quân địch do bộ đội ta bắn cháy sau trận đánh Đồi A1 ngày 6/5/1954.
Súng cối 60mm của quân Pháp sử dụng tại chiến trường Điện Biên Phủ.
Súng cối 60mm của quân Pháp sử dụng tại chiến trường Điện Biên Phủ.

Súng phun lửa của quân Pháp bị bộ đội ta thu được sau trận đánh Đồi C2 ngày 6/5/1954.
Súng phun lửa của quân Pháp bị bộ đội ta thu được sau trận đánh Đồi C2 ngày 6/5/1954.
Súng đại liên và mìn đe - những vũ khí được quân Pháp sử dụng tại mặt trận Điện Biên Phủ.
Súng đại liên và mìn đe - những vũ khí được quân Pháp sử dụng tại mặt trận Điện Biên Phủ.
Súng tiểu liên TUYN được bộ đội ta sử dụng trong trận đánh cứ điểm Him Lam, 1954.
Súng tiểu liên TUYN được bộ đội ta sử dụng trong trận đánh cứ điểm Him Lam, 1954.
Thư của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp gửi cán bộ, chiến sĩ mặt trận Điện Biên Phủ ngày 20/3/1954.
Thư của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp gửi cán bộ, chiến sĩ mặt trận Điện Biên Phủ ngày 20/3/1954.
Chủ tịch Hồ Chí Minh trao tặng Huy hiệu chiến sĩ Điện Biên lập thành tích tốt trong chiến dịch Điện Biên Phủ.Chủ tịch Hồ Chí Minh trao tặng Huy hiệu chiến sĩ Điện Biên lập thành tích tốt trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh trao tặng Huy hiệu chiến sĩ Điện Biên lập thành tích tốt trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
Hình ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp về thăm lại chiến trường Điện Biên Phủ vào năm 2004.Hình ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp về thăm lại chiến trường Điện Biên Phủ vào năm 2004.
Hình ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp về thăm lại chiến trường Điện Biên Phủ vào năm 2004.
Rất nhiều đầu sách nói về chiến thắng Điện Biên Phủ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp được trưng bày, giới thiệu tại đây tới người xem.
Rất nhiều đầu sách nói về chiến thắng Điện Biên Phủ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp được trưng bày, giới thiệu tại đây tới người xem.

Hình ảnh của Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng - Đại tướng Phan Văn Giang và Bộ trưởng Bộ Công an - Đại tướng Tô Lâm tới động viên các lực lượng tham gia hợp luyện diễu binh, diễu hành chuẩn bị cho Đại lễ 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, tháng 4/2024.
Hình ảnh của Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng - Đại tướng Phan Văn Giang và Bộ trưởng Bộ Công an - Đại tướng Tô Lâm tới động viên các lực lượng tham gia hợp luyện diễu binh, diễu hành chuẩn bị cho Đại lễ 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, tháng 4/2024.
Điện Biên Phủ của ngày hôm nay đã phần nào
Điện Biên Phủ của ngày hôm nay đã phần nào "thay da đổi thịt" trong phát triển kinh tế - xã hội, phát huy giá trị truyền thống của mảnh đất anh hùng.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Những hiện vật, tư liệu 'biết nói' về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ