Khi thiên hà này di chuyển trong không gian với vận tốc 2,4 triệu km/h, nó để lại không chỉ một mà tới hai cái đuôi phía sau. Những cái đuôi này là khí siêu nóng mà Chandra có thể nhìn thấy và được biểu diễn bởi màu xanh lam trong hình. Dữ liệu từ đài quan sát VLT của ESO cho thấy ánh sáng phát ra từ các nguyên tử hydro dưới dạng màu đỏ, với một phần ánh sáng biểu kiến mà Hubble quan sát được có màu cam và xanh lơ.
Trung tâm của thiên hà xoắn NGC 1365 có một lỗ đen siêu nặng đang nuốt lấy vật chất từ một dòng ổn định. Một phần khí nóng này được nhìn thấy trong hình ảnh tia X của Chandra (màu tím), cuối cùng toàn bộ chúng sẽ rơi hết vào lỗ đen. Hình ảnh của Chandra được kết hợp với dữ liệu hồng ngoại từ kính thiên văn không gian James Webb (đỏ, xanh lục và xanh lam).
Với việc kết hợp dữ liệu từ Vệ tinh chụp ảnh tia X phân cực (IXPE / xanh lam), Chandra (tím) và Hubble (vàng), các nhà nghiên cứu đang theo dõi Vela, giai đoạn sau của một ngôi sao đã sụp đổ và phát nổ, để rồi giờ đây đang ném vào không gian cả một cơn bão của các hạt cơ bản và năng lượng.
R.T
Theo Chandra/NASA