Những ngôi mộ vô danh trên “con đường tử thần” đến Tây Âu

10/12/2023, 21:35
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Nhiều người di cư bỏ mạng trên tuyến đường Balkan của châu Âu mà không được xác định danh tính. Người thân của họ đang tìm kiếm một cách tuyệt vọng, thậm chí phải bỏ một số tiền để được vào nhà xác tìm người nhà.

Trong một trại tị nạn mở khác ở Sofia, ông đi từ tầng này sang tầng khác, tìm suốt 7 tầng. Không ai biết Majd, người ta nói ông phải cung cấp số đăng ký của Majd vì tìm theo tên là không thể. “Tôi đã cố gắng nói với họ rằng tôi chỉ muốn biết con trai tôi còn sống hay đã chết, nhưng không có kết quả” - ông Bibars kể.

Cuộc tìm kiếm của ông Husam Bibar kết thúc ở Elkhovo, một thị trấn nhỏ chỉ có 9.000 cư dân trên đồng bằng Thracian. Đây là địa điểm mà kẻ buôn lậu đã chỉ cho ông. Tại đồn cảnh sát, một sĩ quan cho ông xem các bức ảnh trên điện thoại di động cá nhân của mình. Gần đây, anh ấy đã chụp ảnh 3 thi thể người di cư. Khi thấy bức ảnh thứ hai, Bibars bật khóc: “Đó là con trai tôi”.

Ông Bibars cho biết, Majd được một người nông dân tìm thấy trên cánh đồng vào sáng 25-9. Thi thể thanh niên này không có dấu hiệu tác động ngoại lực. 4 ngày sau, nạn nhân được an táng. Điều đó giờ đây đã trở thành tiêu chuẩn ở nhiều vùng của Bulgaria. Công tố viên Milen Bozidarov cho biết, rất khó để xác định danh tính những thi thể này và không gian trong nhà xác bị hạn chế. Đó là lý do tại sao những người di cư được chôn cất càng nhanh càng tốt.

Mộ của Majd nằm trong một nghĩa trang ở ngoại ô Elkhovo, không có bia mộ, không tên và không ngày mất. Có người đã đặt hoa nhân tạo trên gò đất. Majd không được tắm rửa trước đám tang theo phong tục Hồi giáo. Mộ của anh cũng không quay mặt về phía thánh địa Mecca. Nếu có thể, có lẽ ông Bibars sẽ chôn cất Majd ở một nơi khác như Thổ Nhĩ Kỳ nhưng chính quyền Bulgaria sẽ không cho phép điều đó, bởi theo quy định của nước này, họ không thể khai quật mộ vì lý do pháp lý.

Những ngôi mộ vô danh trên “con đường tử thần” đến Tây Âu - 3

Người tị nạn trên tuyến đường Balkan, con đường ngày càng dài hơn và nguy hiểm hơn

Khoảng trống trách nhiệm

Từ lâu đã có tin đồn trong các gia đình người tị nạn rằng chính quyền Bulgaria không giúp được gì nhiều. Phóng viên Der Spiegel của Đức đã chất vấn ban quản lý một nhà xác về thông tin rằng, người tị nạn phải hối lộ nhân viên để họ có thể tìm người thân.

Ban quản lý nhà xác tuyên bố, họ không biết gì về những hoạt động như vậy. Nhưng ông Georgi Voynov thuộc Ủy ban Helsinki của Bulgaria, một tổ chức nhân quyền mà nhiều người tị nạn tìm đến để được giúp đỡ cho biết: “Chúng tôi liên tục nhận được những thông tin như vậy. Các gia đình cho biết họ bị lợi dụng trong mọi bước tìm kiếm người thân của mình”.

Trong khi đó, ở Bulgaria cũng không có nhiều người địa phương thân thuộc địa hình, duy trì liên lạc với chính quyền và lưu giữ hồ sơ về những xác chết không xác định được danh tính như một số nơi khác. Nhưng ở Bosnia và Herzegovina có ông Vidak Simić (65 tuổi), một nhà nghiên cứu bệnh học pháp y, chuyên điều tra những thi thể vô thừa nhận ở nghĩa trang thị trấn Bijeljina, cách biên giới Serbia vài km.

“Con sông ở đây rất nguy hiểm. Nó trông vô hại vào mùa hè, giống như một dòng suối. Nhưng nếu rơi vào xoáy nước thì chỉ có bị chìm”, ông Vidak Simić nói và cho biết, gần như tất cả những người di cư chôn cất trong nghĩa trang đều chết đuối khi qua sông. Simić đã thắp cho mỗi người một ngọn nến trong nhà thờ. Ông nghĩ, họ đều có gia đình ở đâu đó đang lo lắng và tìm kiếm. Chỉ riêng trong năm nay, ông đã khám nghiệm tử thi cho 28 người tị nạn, so với chỉ 5 người vào năm 2022 và 3 người vào năm 2021.

Simić còn lấy mẫu xương từ từng thi thể để sau này người thân có thể đối chiếu DNA vì nó chính xác hơn là mẫu sợi tóc hoặc một món quần áo của người đã khuất. Bởi vậy, Simić đã trở thành niềm hy vọng cuối cùng của nhiều gia đình mất người thân.

Ông thường trò chuyện với người thân và nhân viên đại sứ quán, kiểm tra lại hình xăm hoặc vết sẹo trên thi thể người chết cũng như ngày họ mất tích xem có khớp với hồ sơ của ông hay không. Một lần, sau khi nhận dạng thành công, một gia đình đã gửi cho ông bức ảnh chụp ngôi mộ ở Afghanistan như một lời cảm ơn. Với Simić, tất nhiên đó là một nỗi buồn, nhưng ông cảm thấy được an ủi phần nào.

Ông Vidak Simić đã lưu trữ 40 mẫu xương trong tủ đông của mình. Ông cho biết, hiện nay một cuộc xét nghiệm ADN chỉ tốn khoảng 130 euro. Nếu phân tích tất cả các mẫu đó, chi phí chỉ tầm 5.000 Euro. Simić cho biết, các gia đình ở xa như Algeria, Morocco hoặc Afghanistan có thể thực hiện xét nghiệm ở quê nhà. Họ sẽ không cần thị thực và sẽ không phải mất hàng tuần để tìm kiếm người thân mất tích.

Một hệ thống cơ sở dữ liệu tương tự đã tồn tại ở Tây Balkan, nơi DNA của 40.000 nạn nhân trong các cuộc chiến tranh Balkan đã được thu thập. Kết quả là khoảng 70% số người mất tích đã được xác định danh tính. Nhưng đối với những người mất tích ở biên giới châu Âu, hầu như không ai cảm thấy phải làm việc này và những người chết trên đường di cư trở nên bị lãng quên.

Theo ([Tên nguồn])
https://www.24h.com.vn/tin-tuc-quoc-te/nhung-ngoi-mo-vo-danh-tren-con-duong-tu-than-den-tay-au-c415a1525908.html
Copy Link
https://www.24h.com.vn/tin-tuc-quoc-te/nhung-ngoi-mo-vo-danh-tren-con-duong-tu-than-den-tay-au-c415a1525908.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Những ngôi mộ vô danh trên “con đường tử thần” đến Tây Âu