Tác dụng của gạo nếp với sức khỏe
Bài viết của TS Nguyễn Đức Quang trên Báo Sức khỏe & Đời sống chỉ ra, gạo nếp còn gọi nhu mễ, giang mễ, tên khoa học Oryza sativa L. var. glutinosa Tanaka, họ lúa (Poaceae). Bộ phận dùng làm thuốc là hạt lúa và hạt gạo.
Gạo nếp rất giàu dinh dưỡng: Có protein, đường các loại, tinh bột, vitamin nhóm B (có nhiều trong cám gạo) và chất vô cơ... Gạo nếp là lương thực chính hàng ngày cho người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, tác dụng băng niêm mạc chống loét. Người bệnh phát ban mụn nhọn kỳ đầu ăn gạo nếp có tác dụng thúc đẩy mọc ban, mưng mủ sớm để mau lành bệnh.
Theo Đông y, gạo nếp vị ngọt, tính ôn, vào tỳ vị và phế. Tác dụng bổ trung, ích khí, kiện tỳ, cố biểu chỉ tả. Dùng tốt cho người đái tháo đường, tự hãn, tiểu dắt, di niệu, tiêu chảy. Hằng ngày dùng 50 - 200g. Có thể nấu, rang, sấy hoặc tán bột.
Những người không nên ăn gạo nếp
Báo Vietnamnet dẫn lời BSCK II Huỳnh Tấn Vũ - Giảng viên khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho biết, do gạo nếp chứa nhiều amilopectin tạo nên độ dẻo đặc trưng của cơm nếp nhưng lại rất khó tiêu.
Vì vậy, những nhóm người sau cần lưu ý khi ăn: trẻ nhỏ, người già, người mới ốm dậy, người tì vị quá hư nhược không nên ăn nhiều nếp. Người có vết thương hở, đặc biệt khi bị viêm sẽ rất lâu lành nếu ăn thức ăn dẻo, khó tiêu, nóng như xôi.
Gạo nếp cũng có tính chất tương tự như các loại gạo khác nên người bị đái tháo đường, béo phì, bệnh dạ dày cần hạn chế, không nên ăn quá nhiều.
Với những người muốn giảm béo, không nên lựa chọn xôi vào thực đơn ăn sáng bởi xôi nấu từ gạo nếp, cộng thêm các loại đậu, dừa nạo, vừng… cung cấp cho bạn tới 600 calo/đĩa xôi (trong khi một bát phở chỉ chứa 400 calo). Đó là còn chưa kể bạn ăn các loại xôi gà, xôi thịt, xôi trứng.
Trên đây là "Những người không nên ăn gạo nếp". Nếu bạn thuộc nhóm những người trên hãy tránh xa gạo nếp nhé.