Người suy thận cũng không nên ăn nhiều na vì đây là thực phẩm giàu kali, không tốt cho người mắc bệnh cần ăn kiêng.
Ngoài ra, đối với người mắc tiểu đường, đặc biệt là phụ nữ mang thai có tiền sử bệnh tiểu đường thì cũng không nên ăn bởi na có hàm lượng đường tương đối cao.
Những điều cần lưu ý khi ăn na
Với những người không thuộc 3 nhóm người trên vẫn có thể ăn na, tuy nhiên bạn cũng cần ăn ở mức vừa phải để không gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là những điều cần lưu ý khi ăn na:
- Chỉ ăn quả na khi quả đã chín mềm, quả na chưa chín thường chát, không tốt cho tiêu hóa.
- Người bị đái tháo đường không nên ăn na bởi hàm lượng đường trong na chín khá cao.
- Khi chọn mua na, nên chọn quả mắt đều, đẹp, tránh chọn quả nứt vì dễ bị thối hỏng, vi khuẩn đã xâm nhập vào bên trong.
- Ăn ngay khi thấy quả na đã chín, vì na chín không để được lâu, tối đa chỉ bảo quản được trong tủ lạnh 2-3 ngày.
- Có thể dùng na làm quả ăn dặm cho bé nhưng với lượng vừa phải. Bà bầu cũng nên ăn na nhưng không nên ăn quá nhiều vì na có hàm lượng đường cao.
- Tuyệt đối không nhai hạt na trong miệng sẽ gây ngộ độc, trường hợp nuốt phải hạt na cũng không sao vì vỏ hạt na rất cứng, ngăn hệ tiêu hóa tiếp xúc được với các chất bên trong hạt na.
- Lưu ý khi dùng các bộ phận của cây na: tránh để nước hạt na chảy vào mắt khi trị chấy vì hạt na có độc.
Trên đây là những người không nên ăn na và những điều cần lưu ý khi ăn na để không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Hạ An(Tổng hợp)