Những người thường xuyên bị tiêu chảy cần hạn chế sử dụng cà phê. Uống cà phê buổi sáng làm cho ruột hoạt động mạnh hơn. Điều này khiến chứng tiêu chảy trở nên trầm trọng hơn.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
Caffeine, thành phần chính trong cà phê gây chứng ợ nóng, làm trầm trọng hơn bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản có thể giảm lượng cà phê nạp vào hằng ngày hoặc uống cà phê pha lạnh có lượng caffeine thấp hơn, ít axit hơn để giảm kích ứng khi sử dụng.
Người mắc bệnh Glaucoma
Bệnh glaucoma, thường được gọi là bệnh cườm nước hay bệnh thiên đầu thống, là một bệnh gây tổn hại thần kinh thị giác, làm giảm thị lực và có thể dẫn đến mù vĩnh viễn.
Bà Phanels cho hay, đối với những người bị bệnh tăng nhãn áp, khi tiêu thụ cà phê sẽ khiến áp lực nội nhãn tăng lên, ảnh hưởng đến thị lực.
Phụ nữ mang thai và đang cho con bú
Báo Lao động dẫn nguồn tờ Eathis.com cho biết, phụ nữ mang thai hạn caffeine đến 200 miligram (về những gì được tìm thấy trong 2 tách cà phê) hàng ngày để giảm thiểu nguy cơ sẩy thai, sinh non, và cân nặng khi sinh thấp.
Tuy nhiên, một đánh giá công bố năm 2020 trên Tạp chí Y học Anh đã kết luận rằng, không có mức tiêu thụ caffeine an toàn trong thai kỳ.
Bên cạnh đó, phụ nữ đang cho con bú cũng nên hạn chế uống cà phề bởi caffeine là một chất kích thích và lợi tiểu, sẽ gây nên nguy cơ mất nước đối với các bà mẹ.
Trên đây là những người không nên uống cà phê, nếu bạn thuộc nhóm những người trên hãy tránh xa cà phê nhé.