Ninh Bình: Sẵn sàng cho công tác thanh tra, kiểm tra nghiêm túc, công bằng, khách quan

Đức Trí | 15/06/2022, 21:08
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Ngành GD&ĐT Ninh Bình đã lên kế hoạch chi tiết cho công tác thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét công nhận tốt nghiệp THPT năm 2022.

Ảnh minh họaẢnh minh họa

Theo thông tin từ Sở GD&ĐT Ninh Bình, công tác thanh tra công tác chuẩn bị thi các cơ sở giáo dục có học sinh đăng ký dự thi sẽ diễn ra từ 20 - 30/6. Việc tập huấn nghiệp vụ thanh tra Kỳ thi vào 1/7; Thanh tra công tác coi thi từ 4/7 đến khi hoàn thành nhiệm vụ; Thanh tra công tác chấm thi từ 10/7 đến khi hoàn thành nhiệm vụ; Thanh tra công tác xét công nhận tốt nghiệp từ 25 - 26/7.

Thanh/kiểm tra các khâu của Kỳ thi

Sở GD&ĐT phối hợp với Thanh tra tỉnh tổ chức thanh tra, kiểm tra các khâu của Kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét công nhận tốt nghiệp THPT năm 2022 tại Hội đồng thi (HĐT) Sở GD&ĐT tỉnh Ninh Bình với nội dung thanh tra, kiểm tra như:

Thanh tra, kiểm tra công tác chuẩn bị tổ chức thi; Thanh tra, kiểm tra công tác coi thi; Thanh tra công tác chấm thi tự luận; Thanh tra công tác chấm bài thi trắc nghiệm; Việc xử lý các bài thi vi phạm Quy chế thi và cập nhật điểm thi vào Hệ thống (nếu có); Thanh tra công tác phúc khảo bài thi (nếu có);

Trong Thanh tra công tác xét công nhận tốt nghiệp THPT sẽ tập trung những nội dung: Những trường hợp miễn thi bài thi Ngoại ngữ trong xét công nhận tốt nghiệp (Điều 35, Quy chế thi); Những trường hợp miễn thi tất cả các bài thi của kỳ thi tốt nghiệp THPT (Điều 36, Quy chế thi); Những trường hợp được đặc cách tốt nghiệp THPT (Điều 37, Quy chế thi);

Những trường hợp thuộc diện F0, có giấy xác nhận do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định (tại Công văn số 2232/BGDĐT-QLCL ngày 30/5/2022 của Bộ GDĐT); Những trường hợp được bảo lưu điểm thi (Điều 38, Quy chế thi); Những trường hợp được cộng điểm ưu tiên (Điều 39, Quy chế thi); Những trường hợp được cộng điểm khuyến khích (Điều 39, Quy chế thi); Việc duyệt công nhận tốt nghiệp THPT; việc gửi dữ liệu báo cáo về Bộ GD&ĐT.

Phân định rõ trách nhiệm, thẩm quyền

Theo đó, Ngành GD&ĐT Ninh Bình đã quy định rõ điều kiện, tiêu chuẩn của người tham gia thanh tra, kiểm tra thi Cán bộ, công chức, viên chức được trưng tập tham gia thanh tra, kiểm tra thi phải đảm bảo các điều kiện một số điều kiện.

Có phẩm chất đạo đức tốt; có ý thức trách nhiệm; liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan đối với công việc được giao; - Là công chức thanh tra, cộng tác viên thanh tra giáo dục (người có kinh nghiệm thanh tra thi); Có trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ của thanh tra giáo dục; đã tham dự tập huấn và nắm vững Quy chế thi, nghiệp vụ thanh tra thi và đạt yêu cầu bài kiểm tra đánh giá.

Những người không được tham gia đoàn thanh tra, kiểm tra thi cũng được nêu rõ: Gồm người có vợ, chồng, cha, mẹ, con, anh ruột, chị ruột, em ruột; cha, mẹ, anh ruột, chị ruột, em ruột của vợ hoặc chồng; người giám hộ; người được giám hộ (gọi chung là người thân) dự thi trong năm tổ chức Kỳ thi không được tham gia công tác thanh tra, kiểm tra thi tại HĐT nơi có người thân dự thi;

Thanh/kiểm tra các khâu của Kỳ thi.

Người đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; Người có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật hoặc đã bị kết án mà chưa hết thời hạn xoá kỷ luật, xoá án tích; Người không đủ các điều kiện khác để tham gia đoàn thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật. Không tham gia công tác thanh tra, kiểm tra thi tại Điểm thi có học sinh lớp 12 của trường mình dự thi Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 tại tỉnh Ninh Bình.

Trách nhiệm của người tham gia thanh tra, kiểm tra thi gồm: Thành viên đoàn thanh tra làm việc liên tục tại vị trí được phân công; trong trường hợp bất khả kháng phải báo cáo Trưởng đoàn thanh tra kịp thời và được Trưởng đoàn cho phép mới được vắng mặt tại địa điểm thanh tra trong thời gian thanh tra…

Trưởng đoàn thanh tra thực hiện theo đúng nội dung ghi trong quyết định thanh tra và chỉ đạo của người ra quyết định thanh tra; thành viên đoàn thanh tra chấp hành theo sự phân công của Trưởng đoàn.

Người tham gia đoàn thanh tra chịu trách nhiệm quản lý thông tin, tài liệu liên quan đến hoạt động thanh tra theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước. Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo theo quy định tại và nộp hồ sơ thanh tra theo quy định.

Trong quá trình tiến hành thanh tra Kỳ thi cán bộ thanh tra thi phát hiện có vi phạm và tình huống đặc biệt phải báo cáo kịp thời về bộ phận thường trực của Ban chỉ đạo thi và Thanh tra Sở bằng phương tiện nhanh nhất để xin ý kiến chỉ đạo khắc phục kịp thời những hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện quy chế thi;

Tại các điểm thi, sau mỗi buổi thi Tổ trưởng có trách nhiệm báo cáo nhanh tình hình buổi thi (số thí sinh vắng mặt, bỏ thi, lý do…); số thí sinh vi phạm Quy chế thi, lỗi vi phạm (nếu có); việc thực hiện quy định về thi của cán bộ và các lực lượng làm nhiệm vụ tại Điểm thi; Kết thúc buổi thi cuối cùng, tổ thanh tra cần thống nhất nội dung ghi trong Biên bản thanh tra thi và nộp Biên bản về Thanh tra Sở theo thời gian quy định.

Khi phát hiện vi phạm, thành viên các đoàn thanh tra, kiểm tra lập Biên bản ghi nhớ và kiến nghị, đồng thời báo cáo ngay Tổ trưởng tổ thanh tra để xử lý hoặc kiến nghị xử lý; Tổ trưởng tổ thanh tra báo cáo ngay Trưởng đoàn thanh tra hoặc báo cáo ngay về Thanh tra sở; Thanh tra sở GD&ĐT báo cáo ngay Thanh tra Bộ GD&ĐT bằng phương tiện thông tin nhanh nhất;

Cuối mỗi buổi coi thi, ngày chấm thi, phúc khảo, Thanh tra sở tổng hợp những vi phạm được phát hiện (nếu có) báo cáo ngay về Thanh tra Bộ GD&ĐT. Thanh tra Sở GD&ĐT báo cáo tổng hợp kết quả thanh tra, kiểm tra theo từng nội dung: chuẩn bị thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo, xét công nhận tốt nghiệp THPT về Thanh tra Bộ GD&ĐT trước ngày 30/8.

Công tác thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022 đặt ra yêu cầu: Tổ chức thanh tra, kiểm tra các khâu của Kỳ thi đảm bảo nghiêm túc, chặt chẽ, công bằng, khách quan theo quy định;

Phân định rõ trách nhiệm, thẩm quyền; không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra;

Phải tuân thủ quy định của pháp luật; không làm thay nhiệm vụ của Hội đồng thi và các Ban của HĐT; không làm cản trở hoạt động bình thường của đơn vị, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra, kiểm tra.

Bài liên quan
Thường vụ Quốc hội đề nghị thanh tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng, xử lý nghiêm vi phạm
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng, kịp thời xử lý vi phạm và làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nếu có hành vi thao túng thị trường.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ninh Bình: Sẵn sàng cho công tác thanh tra, kiểm tra nghiêm túc, công bằng, khách quan