Nở rộ hoạt động trải nghiệm ở trường học miền núi Điện Biên

Bài, ảnh: Hà Yến | 06/04/2023, 15:02
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Giáo dục trải nghiệm ngày càng nở rộ ở các trường học miền núi Điện Biên. 

Thực học, thực nghiệm

Giáo dục trải nghiệm không còn mới, song vài năm gần đây mới phát triển ở các trường học miền núi. Đặc biệt từ khi triển khai Chương trình GDPT 2018 và đổi mới giáo dục. Nhận định, khi tham gia các hoạt động trải nghiệm, đa phần học sinh hứng thú và hiệu quả giáo dục cao hơn nên nhiều nhà trường đã đẩy mạnh đa dạng hóa hình thức, hoạt động tổ chức.

Với Ngày hội “Trải nghiệm sáng tạo giao lưu học đường”, thầy giáo Lò Văn Biên, Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học Leng Su Sìn, cho rằng: Đây là dịp trải nghiệm thú vị, độc đáo, giúp học sinh rèn luyện kiến thức, kỹ năng về giới tính, cách phòng tránh tai nạn thương tích, gìn giữ nét đẹp về văn hóa dân tộc địa phương…

“Tham gia các hoạt động trải nghiệm, học sinh vừa phát triển năng lực, phẩm chất lại phát huy tiềm năng sáng tạo, biết áp dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề. Qua đó, phát triển kỹ năng học tập, ứng phó các tình huống có thể xảy ra ở trường, nhà và ngoài cuộc sống. Ngoài ra, thành công nữa của ngày hội là tạo thêm niềm tin, sự gắn kết của phụ huynh với nhà trường”, thầy Biên chia sẻ.

Còn theo cô Trương Thị Liên, Hiệu trưởng Trường Mầm non Pú Hồng, huyện Điện Biên Đông, bằng phương pháp dạy “thực học, thực nghiệm”, “học mà chơi, chơi mà học”, các bài giảng trở nên sinh động, lôi cuốn, hấp dẫn.

“Đặc biệt, với sự gắn kết chặt chẽ giữa nhà trường, giáo viên, phụ huynh học sinh, các buổi học theo hướng khám phá, trải nghiệm ngày càng được tổ chức thường xuyên, bài bản, thực chất. Qua đó, góp phần thay đổi cách dạy và học, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, phát triển năng lực, phẩm chất người học”, cô Liên cho hay.

Cũng theo cô Liên, hiệu quả từ hoạt động giáo dục bằng phương pháp học tập khám phá, trải nghiệm, thời gian qua nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi học tại khu vườn của bé. Trẻ hào hứng tham gia khám phá thế giới thiên nhiên, cuộc sống lao động, sản xuất thông qua “nhập vai” làm nông dân; trực tiếp trồng rau, thu hoạch nông sản…

“Trồng, chăm sóc rau, tạo môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh giúp trẻ rèn luyện kĩ năng sống, ý thức bảo vệ thiên nhiên. Ngoài ra, việc tạo cơ hội tham gia các hoạt động trải nghiệm thực tế sẽ giúp trẻ khám phá, có góc nhìn chân thực về cuộc sống. Qua đó, hiệu quả, chất lượng giáo dục cũng chất lượng và thực tế hơn”, cô Liên nói.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/no-ro-hoat-dong-trai-nghiem-o-truong-hoc-mien-nui-dien-bien-post633289.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/no-ro-hoat-dong-trai-nghiem-o-truong-hoc-mien-nui-dien-bien-post633289.html
Bài liên quan
Khoa học nói gì về trải nghiệm 'hồn lìa khỏi xác'
Out-of-body experience có liên quan một số yếu tố như trải nghiệm cận tử, chất lượng giấc ngủ và các tình trạng y tế.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nở rộ hoạt động trải nghiệm ở trường học miền núi Điện Biên