3. Mâm nhiệt
Nhiệt để nấu cơm được dẫn truyền qua mâm nhiệt, tức phần đĩa cứng đệm giữa đáy nồi và ruột nồi, được thiết kế theo một cung tròn. Đây là bộ phận quan trọng quyết định tuổi thọ của nồi cũng như chất lượng cơm nấu nhưng nhiều người thường bỏ qua khi vệ sinh nồi cơm điện.
Nếu không được làm sạch, mâm nhiệt sẽ bị ố vàng, dễ bị dính cơm, bụi bẩn,gỉ sét...từ đó sẽ ảnh hưởng đến tác dụng dẫn nhiệt nên gây tiêu hao điện năng và hiệu quả nấu cơm cũng không ngon.
Để vệ sinh vị trí này, bạn có thể sử dụng kem đánh răng để tăng hiệu quả làm sạch. Sau khi lau, rửa toàn bộ tấm dẫn nhiệt, hãy dùng khăn lau khô. Mâm nhiệt sạch sẽ giúp hiệu suất truyền nhiệt tốt hơn, cơm nhanh chín nhanh hơn và tăng tuổi thọ của nồi cơm điện.
3 nguyên tắc cần biết để kéo dài tuổi thọ nồi cơm điện
Ngoài việc thường xuyên vệ sinh 3 bộ phận nêu trên, mọi người cũng nên lưu ý 4 điều sau để kéo dài tuổi thọ của nồi cơm điện trong quá trình sử dụng:
- Không mở nắp nồi khi đang nấu cơm: Việc mở nắp nồi trong quá trình nấu cơm sẽ khiến hơi nóng bị bốc ra bên ngoài, lượng nhiệt đang dùng để nấu cơm trở nên mất ổn định. Do đó, cơm có thể không chín hoặc không được ngon.
- Không rút phích cắm ngay khi cơm vừa chín: Sau khi cơm chín, nồi cơm điện sẽ tự động chuyển sang chế độ giữ ấm. Do đó, bạn không nên rút ngay phích cắm mà nên tiếp tục để nồi cơm ở chế độ này thêm khoảng 10 phút để cơm chín đều và ngon hơn.
- Không bỏ vật dụng kim loại vào trong nồi: Hầu hết các loại nồi cơm điện đều có thiết kế lòng nồi chống dính nhưng lớp này sẽ dễ bị mất đi khi bị tác động mạnh. Do đó việc sử dụng thìa, đũa bằng kim loại để lấy cơm sẽ khiến nồi bị bong lớp sơn chống dính và bị biến dạng dẫn đến hỏng hóc.
Tổng hợp