Nóng trong tuần: Ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2023-2024

06/08/2023, 20:41
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2023-2024, phát động giải báo chí về giáo dục... là 2 trong số nội dung giáo dục được quan tâm tuần qua.

Tham gia dự án, các địa phương sẽ được xây dựng các mô hình điểm về chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em tại các cơ sở giáo dục mầm non độc lập tư thục ở địa bàn có khu công nghiệp. Đồng thời, nâng cao chất lượng của đội ngũ liên ngành trong công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ sở giáo dục mầm non độc lập tư thục tại các địa phương.

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Ngô Thị Minh cho biết, để giải quyết những tồn tại từ hệ thống giáo dục mầm non độc lập tư thục ở địa bàn khu công nghiệp và đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của công nhân. Thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, Ban, ngành đã ban hành nhiều văn bản, chính sách, từng bước tháo gỡ khó khăn đối với giáo dục mầm non ở địa bàn có khu công nghiệp. Bên cạnh đó, các tổ chức quốc tế cũng đã có nhiều hoạt động hỗ trợ đối với giáo dục mầm non ở địa bàn khu công nghiệp.

Để thực hiện hiệu quả giai đoạn 2 của dự án, Thứ trưởng đề nghị các địa phương đã tham gia dự án giai đoạn 1 chia sẻ những kinh nghiệm và sự phối hợp trong thực hiện dự án. Đề xuất những nội dung cốt lõi cần chú trọng để dự án thực sự mang lại hiệu quả là nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non tại các khu công nghiệp. Các hoạt động của dự án cần phải chi tiết, rõ ràng từ mục tiêu, chỉ tiêu cần đạt tới các hoạt động của dự án. Đồng thời cần phân cấp quản lý từ cấp Bộ đến các cơ sở để đảm bảo hiệu quả của dự án.

Nóng trong tuần: Ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2023-2024 ảnh 3

Hội thảo Tham vấn chính sách bảo đảm điều kiện thực hiện Chương trình giáo dục mầm non đối với trẻ em con công nhân ở địa bàn có khu công nghiệp, khu chế xuất.

Trước đó, ngày 31/7, Bộ GD&ĐT tổ chức Hội thảo Tham vấn chính sách bảo đảm điều kiện thực hiện Chương trình giáo dục mầm non đối với trẻ em con công nhân ở địa bàn có khu công nghiệp, khu chế xuất.

Hội thảo tập trung trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình tham mưu ban hành và triển khai thực hiện, thảo luận một số vấn đề cơ bản, tham vấn chính sách bảo đảm điều kiện thực hiện chương trình giáo dục mầm non cho trẻ em là con công nhân tại địa bàn khu công nghiệp; những giải pháp tham mưu ban hành chính sách, mở rộng huy động nguồn lực, lồng ghép các nguồn lực, chương trình, dự án...

Tham luận tại hội thảo, đại diện các Sở GD&ĐT các địa phương đã nêu ra một số khó khăn khi thực hiện chính sách phát triển giáo dục mầm non ở các khu công nghiệp. Trong đó, có những khó khăn liên quan đến chính sách hỗ trợ bồi thường, giải phóng mặt bằng, thuê đất; xây dựng phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em cho trường mầm non ngoài công lập; hỗ trợ đồ dùng, thiết bị dạy học cho các nhóm trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập.

Để nâng cao chất lượng giáo dục mầm non ở địa bàn có khu công nghiệp, khu chế xuất, nơi có nhiều lao động trong thời gian tới, Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục phối hợp với các Bộ, Ngành liên quan để hướng dẫn các địa phương để thực hiện các chính sách đối với giáo dục mầm non ở địa bàn có khu công nghiệp, khu chế xuất, nơi có nhiều lao động. Bên cạnh đó, tham mưu Thủ tướng Chính phủ để ban hành Đề án phát triển cơ sở giáo dục mầm non và nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ từ 6-36 tháng tuổi là con công nhân tại địa bàn có khu công nghiệp giai đoạn 2023-2030.

Góp ý về triển khai thực hiện chương trình, SGK giáo dục phổ thông

Những thông tin liên quan đến thực hiện Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông tiếp tục được chú ý trong tuần qua.

Nổi bật là hoạt động góp ý về triển khai thực hiện chương trình, SGK giáo dục phổ thông 2018 do Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức ngày 2/8. Về phía Bộ GD&ĐT, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng dự Hội nghị.

Tại hội nghị, báo cáo của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổng hợp tình hình nhân dân về việc thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông giai đoạn 2014 - 2022 được công bố.

Báo cáo cho biết: Nhân dân đồng tình và ủng hộ việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Chính phủ, các bộ, cơ quan Trung ương triển khai Nghị quyết 88/2014/QH13, Nghị quyết số 51/2017/QH14 “về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông”.

Với Chương trình GDPT 2018, nhân dân đồng tình và đánh giá cao Chương trình đã đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết số 29/NQ-TW.

Nóng trong tuần: Ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2023-2024 ảnh 4
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng phát biểu tại Hội nghị.

Chương trình được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực, tạo môi trường học tập và rèn luyện giúp người học tích lũy được kiến thức phổ thông vững chắc, biết vận dụng hiệu quả kiến thức vào đời sống và tự học suốt đời.

Việc triển khai thực hiện Chương trình GDPT 2018 trên địa bàn các tỉnh, thành phố trong cả nước được cấp uỷ, chính quyền quan tâm tổ chức triển khai thực hiện trong các cơ sở giáo dục phổ thông phù hợp, đảm bảo đạt mục tiêu giáo dục.

Nhiều ý kiến nhân dân đánh giá cao Chương trình GDPT 2018 tập trung vào nội dung và phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm. Chương trình này phát huy tính tích cực của người học, giúp học sinh phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực. Chương trình cũng bảo đảm định hướng thống nhất và những nội dung giáo dục cốt lõi, bắt buộc đối với học sinh.

Bên cạnh nhiều nội dung được nhân dân đồng tình, đánh giá cao, báo cáo cũng cho biết, còn nhiều ý kiến băn khoăn về điều kiện thực hiện chương trình (đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất); việc một số trường học đưa danh mục có sự không rõ ràng giữa sách giáo khoa và tài liệu tham khảo, sách bài tập - dẫn đến chi phí mua sách đội lên rất nhiều; giá sách giáo khoa nhiều thời điểm tăng cao; bỡ ngỡ trong lựa chọn môn học ở THPT…

Tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng đã chia sẻ, trao đổi cụ thể xung quanh những nội dung được các nhà giáo, chuyên gia, nhà khoa học quan tâm tại Hội nghị. Thứ trưởng khẳng định tinh thần cầu thị, nghiêm túc lắng nghe, tiếp thu các ý kiến trao đổi, góp ý. Với vấn đề mới, khó, tác động lớn như đổi mới giáo dục phổ thông, càng cần phát huy tinh thần này; nhưng đồng thời cũng phải có quan điểm, lập trường - bằng khoa học, khảo sát, đánh giá, đúc kết.

Trong tuần, thực hiện Kết luận số 563/TB-ĐGS ngày 28/7/2023 của Đoàn Giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc giám sát chuyên đề “Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông”, Chính phủ đã có báo cáo tiếp thu, giải trình.

Nội dung giải trình liên quan đến việc triển khai biên soạn, thực hiện chương trình, biên soạn, thẩm định và phát hành, lựa chọn sách giáo khoa; thực nghiệm chương trình; đổi mới phương pháp giáo dục; đổi mới phương pháp đánh giá chất lượng giáo dục; lựa chọn môn học; tài liệu giáo dục địa phương…

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/nong-trong-tuan-ban-hanh-khung-ke-hoach-thoi-gian-nam-hoc-2023-2024-post649608.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/nong-trong-tuan-ban-hanh-khung-ke-hoach-thoi-gian-nam-hoc-2023-2024-post649608.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nóng trong tuần: Ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2023-2024