Chỉ đạo các cơ sở giáo dục phối hợp với các cơ quan, ban ngành của địa phương xây dựng và đồng bộ hoá hệ thống dữ liệu quản lý thông tin người học trên địa bàn để theo dõi, kịp thời tiếp nhận thông tin, phối hợp xử lý và thống kê, báo cáo về tình hình vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội, các hành vi bạo lực học đường liên quan đến trẻ em, học sinh, sinh viên.
Tổ chức kiểm tra, đánh giá và xây dựng cơ chế báo cáo thường xuyên, đột xuất về công tác phòng chống bạo lực học đường, phòng ngừa tội phạm và tệ nạn xã hội trong các nhà trường. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục phối hợp với chính quyền, công an địa phương thực hiện tốt chế độ giao ban về công tác an ninh, trật tự, an toàn trường học.
Thủ tướng Chính phủ cũng giao nhiệm vụ cho Bộ Công an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Y tế tăng, Bộ Tài chính, UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Khuyến học Việt Nam trong thực hiện phòng chống bạo lực học đường, phòng ngừa tội phạm và tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên.
Trẻ tại Trường Mầm non 10-10 (Hoàng Mai, Hà Nội) ngủ với đầy đủ đệm, chăn ấm. Ảnh Đình Tuệ. |
Tuần qua, không khí lạnh tăng cường, nhiệt độ đã giảm rất sâu khiến nhiều địa phương, đặc biệt các tỉnh vùng núi phía Bắc chìm trong giá rét.
Trước tình hình đó, các trường học đã áp dụng linh hoạt hình thức dạy học để đảm bảo sức khỏe cho học sinh. Dù nhiệt độ thấp, theo quy định học sinh được nghỉ học, nhưng cán bộ, giáo viên, nhân viên vẫn đến trường đầy đủ để thực hiện nhiệm vụ. Phụ huynh nếu bận đi làm không thể trông con hoàn toàn có thể đưa học sinh tới lớp.
Các điều kiện cơ sở vật chất để phòng tránh rét, bảo đảm sức khỏe cho học sinh cũng được các nhà trường chuẩn bị đầy đủ.
Một số trường triển khai dạy học trực tuyến trong những hôm nhiệt độ xuống quá thấp, học sinh phải nghỉ học.
Một số địa phương vẫn không cho học sinh nghỉ học dù nhiệt độ giảm sâu. Theo ghi nhận của PV Lao Động, nhiều trường Trường phổ thông dân tộc bán trú vùng cao vẫn duy trì việc lên lớp của học sinh.
Chia sẻ trên Lao Động, ông Trần Văn Chiến - Hiệu trưởng trường PTDTBT TH&THCS Nà Khoang (Mường Và, Sốp Cộp, Sơn La) lý giải: Học sinh ở vùng cao đã quen với giá lạnh mỗi khi mùa đông đến. Các em lại ở bán trú tại trường nên không phải đi lại quãng đường xa để đến trường. Chưa kể nhiều học sinh nhà cách trường đến 20km, khi cho nghỉ bố mẹ lại phải đến đón về.
Thậm chí ở nhà các em ở trên các bản núi cao, thời tiết còn rét và buốt giá hơn ở trường. Chính vì thế, việc để các em ở lại trường và thực hiện các biện pháp giữ ấm cho học sinh vẫn được các nhà trường ưu tiên.
Chiều 26/1, Bộ GD&ĐT tổ chức Hội nghị đại biểu cán bộ công chức, viên chức, người lao động cơ quan Bộ năm 2024.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhận định: trong năm qua, cơ quan Bộ GD&ĐT đã làm được nhiều việc với những kết quả, thành tựu đáng ghi nhận.
Khẳng định 2024 tiếp tục là một năm đầy thách thức bởi chúng ta đang trong giai đoạn chuyển đổi, Bộ trưởng lưu ý cần tiếp tục làm tốt các công việc liên quan đến triển khai thực hiện Chương trình GDPT 2018; chuẩn bị để Chương trình Giáo dục mầm non mới được ban hành và đi vào cuộc sống; có những điều chỉnh với giáo dục đại học; quan tâm nhiều hơn đến giáo dục thường xuyên và xây dựng xã hội học tập; triển khai nhiệm vụ quan trọng là xây dựng Luật Nhà giáo…