Việc chấm dứt hoạt động của các chi nhánh tại 39 tỉnh thành nói trên nhằm mục đích đưa các địa điểm kinh doanh về quản lý tập trung nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động.
Hà Nội sẽ làm thêm 1,2 triệu m2 sàn nhà ở xã hội
UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định phê duyệt Kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2025. Theo đó, TP Hà Nội xác định mục tiêu phát triển nhà ở, giai đoạn 2021-2025 có diện tích nhà ở bình quân đầu người toàn TP đạt 29,5m2/người. Trong đó, khu vực đô thị đạt 31m2/người và khu vực nông thôn đạt 28m2/người. Diện tích nhà ở tối thiểu phấn đấu đạt 10m2/người.
Tổng diện tích sàn nhà ở phát triển trong giai đoạn này là khoảng 44 triệu m2. Trong đó, về nhà ở xã hội, phát triển mới khoảng 1,21 triệu m2 sàn nhà ở; chuẩn bị đầu tư 1- 2 khu nhà ở xã hội độc lập (tập trung) và nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết 2-3 khu. Tỷ lệ nhà ở xã hội cho thuê đạt tối thiểu theo quy định của Trung ương, nhà ở cho thuê mua phải đạt tối thiểu 10% diện tích nhà ở xã hội tại dự án.
UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định phê duyệt Kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2025
Về nhà ở thương mại, phát triển mới khoảng 19,73 triệu m2 sàn nhà ở. Tại các dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị bảo đảm tỷ lệ nhà ở cho thuê đạt tối thiểu 5% và nhà ở cho thuê mua đạt tối thiểu 5% trên tổng diện tích sàn nhà ở chung cư tại dự án.
Về nhà ở riêng lẻ, TP Hà Nội phát triển mới khoảng 22,5 triệu m2 sàn (khoảng 4,5 triệu m2 sàn/năm). Về nhà ở tái định cư, phát triển mới khoảng 555.000 m2 sàn nhà ở.
Chỉ trong hai tháng đầu năm, có trên 51.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường
Theo Tổng tục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) trong 2 tháng đầu năm 2023 , có tổng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 51.400 doanh nghiệp, tăng 14,5%. Bình quân một tháng có 25.700 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
Theo thông tin từ từ Tổng cục Thống kê, trong tháng 2/2023, cả nước có 8.841 doanh nghiệp thành lập mới, với tổng vốn đăng ký 65.600 tỷ đồng và số lao động đăng ký gần 51.100 lao động, giảm 18,5% về số doanh nghiệp, giảm 33,8% về vốn đăng ký và giảm 25,6% về số lao động so với tháng 1/2023.
Trong đó, nếu so với cùng kỳ năm trước, thì tăng 21,4% về số doanh nghiệp, giảm 23,1% về số vốn đăng ký và giảm 29,6% về số lao động. Như vậy, vốn đăng ký bình quân của một doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 2/2023 đạt 7,4 tỷ đồng, giảm 18,9% so với tháng trước và giảm 36,6% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung 2 tháng đầu năm 2023, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 38.800 doanh nghiệp, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm trước. Cùng với đó, còn có 9.400 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 5,8%; 3.200 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 1,6%.
Một tỉnh bất ngờ tăng 9 bậc lọt top 5 về thu hút FDI
Theo báo cáo về tình hình thu hút đầu tư nước ngoài được Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố, trong hai tháng đầu năm 2023, Bắc Giang dẫn đầu tổng vốn đăng ký đầu tư, TP.HCM xếp thứ hai, đứng thứ ba là Bình Dương và tiếp theo là Quảng Ninh, Đồng Nai.
Bắc Giang dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 824,3 triệu USD, chiếm hơn 26,6% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng hơn 8,4 lần so với cùng kỳ năm 2022. TP.HCM xếp thứ hai với 103 dự án mới, tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 369,1 triệu USD, chiếm hơn 11,9% tổng vốn đầu tư cả nước. Đứng thứ ba là Bình Dương với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt khoảng 342,06 triệu USD.
Quảng Ninh đã vượt Bắc Ninh, Đồng Nai để lọt vào top 5 địa phương thu hút FDI cao nhất cả nước trong 2 tháng đầu năm
Đáng chú ý, nếu trong tháng 1/2023, Quảng Ninh chỉ xếp thứ 13/53 về thu hút FDI, thì sang đến tháng 2/2023, địa phương này đã nhảy 9 bậc, vượt qua Bắc Ninh và Đồng Nai để lọt top 5 tỉnh, thành thu hút FDI cao nhất cả nước trong hai tháng đầu năm. Lý do bởi trong vòng một tháng, địa phương này đã có thêm 2 dự án đăng ký mới, nâng tổng số vốn cấp mới từ 12,84 triệu USD trong tháng 1/2023 lên 331,84 triệu USD trong tháng 2/2023. Từ đó, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt khoảng 332,2 triệu USD tính đến ngày 20/2/2023.