Nhiệm vụ chuyên môn luôn hoàn thành tốt, thậm chí là GV dạy giỏi, song nhiều nữ GV vùng khó lại không thể hoàn thành trách nhiệm với gia đình...

Cô Thương may mắn tìm được một nửa của mình, xây dựng tổ ấm nhỏ ở biên giới. Nhưng hạnh phúc cũng không trọn vẹn, bởi cả 2 con của cô chỉ được gần bố mẹ 15 tháng đầu đời. Vì hoàn cảnh, bọn trẻ phải ở quê cùng ông bà. Không chỉ thiếu thốn tình cảm, chúng thiếu đi bàn tay chăm sóc, dạy dỗ của bố mẹ.

Nhiều lúc nhìn học sinh, cô Thương không khỏi chạnh lòng. Rồi những lần nghe người khác nói “Con mình không chăm, đi chăm con thiên hạ”, cô lại rơi nước mắt. Nhưng xót xa hơn cả là lời trách cứ của con khi chưa một lần được mẹ đi họp phụ huynh. Cứ nghĩ đến con, cô lại thắt ruột, nhất là những lần chúng đau ốm, gặp sự cố.

Trong những ngày khó khăn ấy, cô Thương lại đau đáu ý định “bỏ về xuôi”. Rồi vì nhớ trường lớp, học trò mà cô lặn lội bắt xe quay ngược trở lại. Gắn bó với biên giới, cô cũng nhận ra khoảng cách giáo dục “rất xa” giữa học sinh miền núi với khu vực đồng bằng. Đó cũng lý do để cô lần khất nán lại.

“Tôi cũng muốn gắn bó với vùng đất này. Nhưng 2 năm vừa rồi bố mẹ già yếu, ốm đau triền miên. Các anh chị đều ở xa, không có người chăm sóc. Tôi công tác cũng không thể yên tâm, lỡ mà ông bà xảy ra vấn đề gì thì hối hận lắm. Trách nhiệm làm con, buộc tôi phải về”, cô Thương bộc bạch.

Nữ nhà giáo và nỗi niềm riêng ảnh 3
Giáo viên Trường Mầm non Hua Thanh, huyện Điện Biên chăm sóc giấc ngủ cho học sinh. Ảnh: TG

Đi vướng núi, về mắc sông

Xác định vậy, nên ngay khi nghe tin trường gần nhà sắp có giáo viên nghỉ hưu, sẽ trống vị trí, cô Thương quyết định nộp đơn xin chuyển vùng, dẫu biết cơ hội rất mong manh và có nhiều “cạnh tranh”. “Nếu mình không quyết thì cũng chẳng biết đến bao giờ mới có cơ hội. Thế nên tháng 1, tôi đã nộp đơn xin chuyển vùng. Hiện vẫn chờ huyện xem xét”, cô Thương tâm sự.

Còn cô Đỗ Thị Thanh Ngoan chia sẻ: Lá đơn xin chuyển vùng đầu tiên được cô gửi đi từ năm 2015. Khi ấy cũng vì nghe tin ở quê có cơ hội vị trí việc làm phù hợp. Nhưng đến năm 2022, hồ sơ của cô vẫn chưa thể giải quyết do vướng mắc giấy tờ. Suốt thời gian ấy, nhiều lần cô Ngoan đi lại nộp đơn, trình bày nguyện vọng rồi về chờ đợi trong vô vọng.

“Tôi tốt nghiệp đại học Ngữ văn, nhưng quyết định tuyển dụng lại là giáo viên tiểu học. Hồ sơ không thống nhất nên chưa đảm bảo thủ tục chuyển vùng. Về phía phòng GD&ĐT cũng hứa sẽ tạo điều kiện để giải quyết nhưng vẫn chưa có kết quả”, cô Ngoan trải lòng.

Năm này, tháng nọ đằng đẵng trôi qua trong sự mòn mỏi chờ đợi. Điều khiến cô Ngoan trăn trở nhất là bố mẹ ở quê tuổi ngày càng cao, sức khỏe đang dần suy kiệt. Đầu năm 2022, một lần nữa nghe tin ở quê có vị trí việc làm phù hợp, cô Ngoan đã quyết định nghỉ việc, chấp nhận “bắt đầu lại” để được gần gia đình. “Cũng trăn trở, tiếc nuối nhiều, nhưng bố mẹ tôi không có nhiều thời gian chờ đợi và cơ hội với tôi thì càng không thể đến lần thứ ba”, cô Ngoan nói.

Khát khao, mong muốn là chính đáng, song chặng đường về xuôi của nhiều cô giáo ở vùng khó Điện Biên lại gian nan như chính con đường đi bản mỗi ngày. Phần vì không tìm được nơi tiếp nhận phù hợp, nhiều trường hợp lại vướng mắc thủ tục, giấy tờ. Theo chia sẻ của ông Phạm Thiết Chùy, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Mường Nhé, hàng năm trên địa bàn đều ghi nhận trường hợp chuyển vùng.

“Do đa phần giáo viên địa bàn đều ở vùng ngoài nên việc có nguyện vọng chuyển vùng, về gần gia đình là dễ hiểu. Hiện tiêu chuẩn chuyển vùng đối với giáo viên địa phương được áp dụng theo Nghị định 61/2006/NĐ-CP Chính phủ. Hàng năm chúng tôi sẽ xem xét, giải quyết cho các trường hợp trong khoảng thời gian giữa hai kỳ học và nghỉ hè để không ảnh hưởng đến công tác giảng dạy”, ông Chùy cho hay.

Mặc dù thấu hiểu, tạo điều kiện, song ông Chùy cũng thừa nhận không thể giải quyết cho các trường hợp trong “một sớm một chiều”. Một số người gặp vướng mắc về điều kiện, giấy tờ, không thuộc thẩm quyền nên buộc phải chờ đợi và tìm cách hướng dẫn, hỗ trợ tháo gỡ.

Còn theo cô giáo Tòng Thị Nọi, Hiệu trưởng Trường Mầm non Na Cô Sa, huyện Nậm Pồ, việc giáo viên đi hay ở, nhà trường đều không can thiệp sâu, vì đây là nguyện vọng chính đáng. Thêm nữa, thấu hiểu những thiệt thòi, vất vả của cô giáo vùng khó, nên với mỗi trường hợp có tâm tư, nguyện vọng chuyển vùng, Ban giám hiệu nhà trường đều cảm thông, chia sẻ.

“Giáo viên mầm non vốn đã vất vả, ở vùng khó lại càng thiệt thòi hơn. Đặc biệt là với nữ nhà giáo phải công tác xa nhà, thiệt thòi đủ đường. Nếu gia đình hiểu, chia sẻ không sao, cô nào không được may mắn thì phải bỏ nghề. Đa phần các cô xin chuyển vùng đều có nhiều năm công tác, cống hiến tại địa bàn, đảm bảo đủ yêu cầu về thời gian. Thế nên, khi các cô xin chuyển, nhà trường rất tiếc nhưng đều cố gắng hoàn tất thủ tục sớm để không mất đi cơ hội. Những trường hợp vì vướng mắc mà chưa thể đi, chúng tôi chỉ biết động viên khích lệ tinh thần, giúp các cô yên tâm công tác”, cô Nọi chia sẻ.

“Hầu hết giáo viên nữ vùng khó đều ít nhất một lần rơi vào hoàn cảnh trớ trêu như vậy. Với những cô giáo độc thân, việc phải đánh đổi hạnh phúc riêng, dành trọn thanh xuân cho học sinh là điều dễ hiểu. Còn đa phần giáo viên có gia đình thì chỉ hoàn thành được nhiệm vụ ở trường. Trách nhiệm làm dâu, làm vợ, làm mẹ... đành bỏ lỡ”, cô Ngọc chia sẻ.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/nu-nha-giao-va-noi-niem-rieng-post629096.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/nu-nha-giao-va-noi-niem-rieng-post629096.html
Bài liên quan
Nữ nhà giáo dành gần 4 thập kỷ tận hiến với nghề
Gần bốn chục năm gắn bó với nghề giáo, cô Lê Thị Hà luôn cần mẫn, tận tâm và tích cực đổi mới, sáng tạo trong chuyên môn cũng như công tác quản lý.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nữ nhà giáo và nỗi niềm riêng