- Ốc xào rượu: Có thể xào ốc với khế, rượu, chấm với xì dầu trộn lẫn gừng băm nhỏ và mì chính. Nước ốc có lẫn rượu có thể trút ra cốc để uống cùng món nhắm. Món ốc này có tác dụng ích thận, tráng dương, thanh nhiệt, lợi tiểu.
- Giò ốc: Ốc luộc chín, khêu phần miệng, xào với tiêu, gừng, mì chính, mộc nhĩ, nấm hương và thịt thủ lợn, để nguội rồi gói trong khuôn sắt lót lá chuối. Giò ốc nén càng chặt càng ngon. Sau khi luộc giò, bỏ khuôn sắt, lại bó thanh giò bằng 8 thanh tre cật cho thật chặt.
Ngoài ra, người xưa dùng giò ốc để trị chứng hoàng đản, thần kinh suy nhược, khí huyết không đủ, phù thũng, lao hạch.
Những người không nên ăn ốc luộc
Tuy ốc luộc tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng có thể ăn ốc. Dẫn lời phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, ốc tuy ngon bổ nhưng bạn chỉ nên ăn ốc trung bình 1-2 lần một tuần. Ngoài ra những người dưới đây nên hạn chế ăn ốc:
Người bị gout, viêm khớp
Ốc nhiều protein nên những người bị gout, viêm khớp cần hạn chế. Natri trong ốc cũng khiến bệnh tiểu đường, thận trở nên trầm trọng. Những người bị ho, hen nên tránh ăn hải sản.
Người có tiền sử bị dị ứng hải sản
Người có tiền sử bị dị ứng với hải sản nói chung và ốc nói riêng thì không nên ăn ốc vì rất dễ bị đau bụng, nổi mề đay, ngứa ngáy, khó chịu.
Người bụng yếu hoặc mới ốm dậy
Ngoài ra, khi bụng không được khỏe, vừa bị tiêu chảy hoặc mới ốm dậy thì không nên ăn ốc có thể gây hại cho đường ruột dẫn đến khó tiêu, đi ngoài...
Trên đây là những người được khuyến cáo không nên ăn ốc. Nếu bạn thuộc nhóm những người trên hãy tránh xa ốc nhé.