Bên cạnh đó, các khoản chi của BAF cũng phát sinh mạnh hơn so với cùng kỳ. Cụ thể, chi phí tài chính tăng 422% đạt 22,3 tỷ đồng. Chi phí bán hàng đạt 20 tỷ đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp đạt 23 tỷ đồng; tăng lần lượt 122% và 21% so với quý I/2023.
Đáng chú ý, BAF còn ghi nhận thêm khoản thu nhập khác với giá trị gần 9,4 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái là 183 triệu đồng.
Sau khi trừ các chi phí, lợi nhuận của BAF chỉ vỏn vẹn 3,9 tỷ đồng, giảm 95,5% so với số lãi 87,7 tỷ đồng vào quý I/2022. Đây là mức lợi nhuận thấp kỷ lục từ khi ông chủ “heo ăn chay" niêm yết tới nay.
Năm 2023, BAF đặt kế hoạch kinh doanh với doanh thu 7.526 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 301 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc quý đầu năm, công ty đã hoàn thành được 10,8% kế hoạch doanh thu và 1,3% kế hoạch lợi nhuận đề ra của cả năm.
Diến biến thị giá cổ phiếu BAF (Nguồn: Trading View).
Về tình hình tài chính của công ty, tại ngày 31/3/2023, tổng tài sản của công ty đạt 5.990 tỷ đồng, tăng 27% so với số đầu năm. Chỉ số hàng tồn kho đạt 1.425 tỷ đồng, tăng 62%, tăng chỉ yếu đến từ chi phí hàng hoá.
Dư nợ tính đến cuối tháng 3/2023 của BAF ở mức 4.090 tỷ đồng, tăng 40% so với số đầu năm. Đi sâu hơn nữa, điểm đáng chú ý là tổng nợ vay của BAF đã tăng vọt gần 54% lên 1.473 tỷ đồng. Nguyên nhân tăng chủ yếu đến từ việc công ty ghi nhận thêm 437 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi (trong khi đầu năm không ghi nhận).
Cuối tháng 3 vừa qua, BAF đã phát hành thành công lô trái phiếu BAFH2330001 với tổng giá trị là 600 tỷ đồng, tương đương với mệnh giá 1 tỷ đồng/1 trái phiếu. Lô trái phiếu trên có kỳ hạn 7 năm, đáo hạn vào ngày 16/3/2030.
Đây là lô trái phiếu không đảm bảo, không kèm chứng quyền và có chuyển đổi với lãi suất 5,25%.