"Chúng tôi tin rằng viễn cảnh đó nên được ngăn chặn. Đó là lý do tại sao chúng tôi cần phải nhắc nhở về những rủi ro chính trị và quân sự, đồng thời gửi lời cảnh tỉnh tới các bên chống lại chúng tôi", ông Lavrov cho biết thêm.
Tháng trước, cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev cho biết Moskva sẽ phải dùng tới vũ khí hạt nhân nếu cuộc phản công của Ukraine chống lại quân đội Nga thành công.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg mới đây cho biết NATO không phát hiện bất kỳ thay đổi nào trong lực lượng hạt nhân của Nga.
Kể từ khi cuộc xung đột Nga - Ukraine bắt đầu vào tháng 2/2022, Phương Tây đã cung cấp số lượng lớn vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, Ukraine hiện gặp vấn đề lớn khi duy trì kho vũ khí do Mỹ, Đức, Anh, Ba Lan và nhiều quốc gia khác viện trợ. Mỹ và các đồng minh đang chuyển hướng từ việc cung cấp thêm vũ khí cho Ukraine sang hỗ trợ sửa chữa các thiết bị quân sự này.
Các chuyên gia của Politico nhận định, yêu cầu sửa chữa, bảo dưỡng vũ khí một cách nhanh chóng đối với Ukraine hiện nay rất quan trọng, nhất là sau những tổn thất của Kiev trong chiến dịch phản công kể từ đầu tháng 6.
Theo Giám đốc bộ phận mua sắm quốc phòng của Lầu Năm Góc William LaPlante, để hỗ trợ Ukraine, Mỹ và các đồng minh đang thiết lập các cơ sở sửa chữa trên khắp châu Âu, nhiều đơn vị hậu cần của NATO đã được điều động tham gia chương trình này.