- Khó chịu, nuốt cảm thấy vướng như có vật gì ở cổ họng, khàn tiếng…
- Đau họng, đau đôi khi lan lên vùng tai.
- Hơi thở có mùi hôi tuy đã vệ sinh tốt.
- Cơ thể xanh xao, gầy yếu, thể trạng kém,…
Tuỳ mức độ viêm nhiễm và phản ứng của cơ thể, viêm amidan mạn tính chia làm 2 dạng:
- Viêm amidan xơ teo: Chủ yếu gặp ở người lớn tuổi, amidan teo lại, hai amidan nhỏ, màu đỏ sẫm, xơ trắng chằng chịt, bề mặt gồ ghề, ấn thấy mủ chảy ra.
- Viêm amidan quá phát: Biểu hiện phổ biến ở trẻ nhỏ với 2 amidan sưng to, niêm mạc họng có màu đỏ, bên trong hốc có đóng mủ.
Thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác dạng viêm amidan
Các biện pháp điều trị viêm amidan
Để điều trị viêm amidan, người bệnh thường được chỉ định dùng thuốc hạ sốt, kháng viêm, chống phù nề để giúp cải thiện các triệu chứng ho đờm, đau rát họng… Nếu viêm amidan do vi khuẩn hoặc có dấu hiệu bội nhiễm, bác sĩ có thể kê thêm thuốc kháng sinh.
Trong trường hợp viêm amidan mạn tính, triệu chứng bệnh không cải thiện hoặc gây ra các biến chứng khác, bác sĩ sẽ khuyên bạn thực hiện phẫu thuật cắt bỏ amidan. Ngoài ra, để phục hồi, rút ngắn thời gian điều trị, người bệnh viêm amidan cần nghỉ ngơi nhiều, kết hợp lối sống lành mạnh.
Phẫu thuật amidan trong trường hợp cần thiết
Sử dụng thảo dược giúp cải thiện viêm amidan, ngăn tái phát hiệu quả, an toàn
Bên cạnh các phương pháp trên, người bệnh có thể cải thiện và phòng ngừa viêm amidan bằng cách tham khảo sử dụng các sản phẩm thảo dược có bán trên thị trường. Các sản phẩm giúp hỗ trợ thanh nhiệt, giải độc, từ đó giúp giảm khàn tiếng, đau rát họng, ngừa viêm amidan.