Phân ure nhả chậm made in Việt Nam

18/09/2023, 07:11
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Đề tài đã mở ra hướng sử dụng nguồn phụ phẩm, nguyên liệu trong nước để sản xuất phân ure nhả chậm nói riêng và phân bón nhả chậm nói chung.

Bằng việc kiểm soát cấu trúc, độ dày lớp màng bọc và thay đổi hàm lượng pha phân tán bentonite biến tính PEG có thể kiểm soát được sự nhả của phân ure nhả chậm.

Đặc biệt, chất tạo màng polyurethane có thể thay đổi tỷ lệ NCO/OH giúp kiểm soát cấu trúc mạng phân tử của polyurethane, do đó giúp kiểm soát mức độ nhả của phân ure được bọc bởi lớp màng composite này.

Một loạt phân ure nhả chậm có kiểm soát với thời gian nhả khác nhau (từ 6 tuần tới 8 tháng) đã được sản xuất ra nhờ thiết bị trống quay.

Hiệu quả bất ngờ trong thực tế

TS Nguyễn Thị Thủy cho biết, nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm sản phẩm đối với cây rau bắp cải (tại Gia Lộc, Hải Dương) và cây cam (tại Lục Nam, Bắc Giang).

Quy trình chăm sóc và đánh giá đối với cây bắp cải được thực hiện theo tiêu chuẩn quy chuẩn Việt Nam về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống cải bắp. Cây cam được chăm sóc theo quy trình chăm sóc cam của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây có múi thuộc Viện Nghiên cứu rau quả.

Mô hình thử nghiệm được bố trí ngẫu nhiên hoàn chỉnh, ba lần lặp lại với 5 công thức, trong đó công thức 1 là đối chứng (CT1-ĐC) sử dụng phân đạm ure truyền thống. Các công thức từ 2-5 (CT2-CT5) thử nghiệm bởi phân đạm truyền thống được thay bằng phân ure nhả chậm - sản phẩm của đề tài.

Kết quả thực nghiệm đối với cây bắp cải cho thấy, cả 4 công thức thử nghiệm từ CT2 đến CT5 đều cho cây sinh trưởng và phát triển tốt. Cả khối lượng cây, khối lượng bắp, tỷ lệ cuốn, độ chặt đều tăng nên năng suất sinh khối và năng suất bắp cũng tăng. Khi sử dụng lượng phân ure nhả chậm chỉ bằng 80% (CT5) so với lượng phân ure truyền thống thì năng suất bắp đã tăng hơn 9%.

Đối với cây cam, kết quả thực nghiệm cho thấy, cả 4 công thức thử nghiệm từ CT2 - CT5 đều cho cây cam sinh trưởng, phát triển tốt. Khả năng ra hoa, đậu quả cao. Đặc biệt, ở công thức CT4, khi sử dụng lượng phân ure nhả chậm chỉ bằng 85% so với lượng phân đạm truyền thống thì năng suất cây cam tăng gần 17%.

Thành công của đề tài đã mở ra hướng sử dụng nguồn phụ phẩm, nguyên liệu trong nước để sản xuất phân ure nhả chậm nói riêng và phân bón nhả chậm nói chung.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/phan-ure-nha-cham-made-in-viet-nam-post654205.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/phan-ure-nha-cham-made-in-viet-nam-post654205.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phân ure nhả chậm made in Việt Nam