Phạt cảnh cáo vi phạm giao thông trong trường hợp nào?

Châu Thư/ VTC News | 11/02/2024, 10:41
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Vi phạm giao thông bị phạt cảnh cáo được pháp luật quy định cụ thể nhưng không phải ai cũng nắm rõ.

Khoản 1 Điều 13 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định: “ Điều 13. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về thi công, bảo trì công trình trong phạm vi đất dành cho đường bộ

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 250.000 đồng đến 500.000 đồng đối với cá nhân, từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi thi công trên đường bộ đang khai thác không treo biển báo thông tin công trình hoặc treo biển báo thông tin không đầy đủ nội dung theo quy định ”.

Như vậy với trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm thi công trên đường bộ đang khai thác; Không treo biển báo thông tin công trình hoặc treo biển báo thông tin không đầy đủ nội dung… sẽ bị phạt cảnh cáo (hoặc phạt tiền theo quy định). Vi phạm của tổ chức, cá nhân trong trường hợp này phải là vi phạm nhỏ và có tình tiết giảm nhẹ.

Trường hợp 2

Khoản 1 Điều 15 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định trường hợp này sẽ bị phạt cảnh cáo: “ Điều 15. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về quản lý, khai thác, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Chăn dắt súc vật ở mái đường, buộc súc vật vào hàng cây hai bên đường hoặc vào cọc tiêu, biển báo, rào chắn, các công trình phụ trợ của giao thông đường bộ.

b) Tự ý leo trèo lên mố, trụ, dầm cầu ”.

Như vậy với hành vi leo trèo mố, trụ, gầm cầu hay chăn dắt xúc vật ở mái đường, buộc súc vật vào cọc tiêu, biển báo,… như quy định trên thì cá nhân, tổ chức sẽ có thể bị phạt cảnh cáo với mức độ vi phạm nhẹ.

Cảnh sát Giao thông Công an TP Đà Nẵng kiểm tra nồng độ cồn tài xế ô tô. (Ảnh: Xuân Tiến)

Trường hợp 3

Khoản 1 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP: “ Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới

1. Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô ”.

Đối với trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy… mà vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới, thường sẽ chỉ bị phạt cảnh cáo vì những đối tượng trong độ tuổi này là người chưa thành niên vi phạm giao thông với khả năng nhận thức còn hạn chế nên hình thức xử phạt chỉ mang tính răn đe, chấn chỉnh về mặt tinh thần, để không tái diễn vi phạm, nhận thức được hành vi của mình là vi phạm pháp luật.

Theo VTC News
https://vtc.vn/phat-canh-cao-vi-pham-giao-thong-trong-truong-hop-nao-ar852217.html
Copy Link
https://vtc.vn/phat-canh-cao-vi-pham-giao-thong-trong-truong-hop-nao-ar852217.html
Bài liên quan
Hà Nội phạt 21,5 tỷ đồng vi phạm giao thông trong 10 ngày áp dụng Nghị định 168
10 ngày đầu áp dụng Nghị định 168 tăng mức xử phạt, cảnh sát giao thông toàn thành phố xử phạt ước tính hơn 21,5 tỷ đồng.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phạt cảnh cáo vi phạm giao thông trong trường hợp nào?