Phản ứng của tế bào B và T trí nhớ ở trẻ sơ sinh thấp hơn hẳn người lớn, tuy nhiên có sự gia tăng các tế bào T Helper 18 đa chức năng và tế bào T CD4+ loại 1, được đặc trung bởi việc sản xuất những vũ khí quan trọng của hệ miễn dịch, liên quan tới việc chống lại nhiều bệnh từ nhiễm trùng cho đến ung thư.
Phản ứng niêm mạc của trẻ sơ sinh cũng mạnh mẽ vượt trội, đặc biệt là ở các niêm mạc mũi, một lớp "áo giáp" rất tốt chống lại virus.
Các cơ chế miễn dịch mạnh mẽ và không bị quá mức này là bẩm sinh, nhưng đã mất đi dần khi trẻ lớn hơn, có thể là lý do khiến COVID-19 dường như dễ nặng thêm theo độ tuổi.
Những phát hiện mới có thể giúp nâng cao khả năng thiết kế các công thức vắc-xin nhằm tận dụng các con đường kích hoạt tổ hợp phản ứng miễn dịch bẩm sinh này, tránh gây ra các phản ứng tự miễn nguy hiểm liên quan đến viêm quá mức.
Cơ chế này cũng có thể được tận dụng cho nhiều bệnh khác, không riêng gì COVID-19.
Các kết quả được đúc kết từ nghiên cứu dựa trên 27 trẻ sơ sinh có nhiễm SARS-CoV-2 tại bệnh viện Nhi đồng Cincinati, cùng 27 trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khác tuy tiếp xúc mầm bệnh nhưng vẫn luôn âm tính từ khi được sinh ra cho đến khi lấy mẫu.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng lấy mẫu của 41 bà mẹ mắc COVID-19. Mẫu của 48 bệnh nhân người lớn và 10 người trưởng thành khỏe mạnh khác cũng được dùng để đối chứng.