Cùng với đó là góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo sự chủ động cho Chính phủ và chính quyền địa phương trong quản lý, điều hành.
Các nghị quyết được ban hành cũng thí điểm một số chính sách mới, một số cơ chế, chính sách đặc thù trên một số lĩnh vực và cơ chế, chính sách đặc thù phát triển một số tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Cần Thơ, Nghệ An, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa và thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
Tại phiên họp thứ 25, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long về việc thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.
Các nghị quyết này đã tạo điều kiện cho các địa phương phát huy tiềm năng, lợi thế, thu hút nguồn lực đầu tư để phát triển nhanh, bền vững, tạo động lực thúc đẩy phát triển các vùng kinh tế - xã hội và cả nước.
Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật được tăng cường, chú trọng vào những lĩnh vực có nhiều vướng mắc, đáp ứng yêu cầu chủ động trong phản ứng chính sách.
Cụ thể, từ đầu nhiệm kỳ đến ngày 15/6/2023, Bộ Tư pháp đã tiến hành kiểm tra theo thẩm quyền đối với 10.504 văn bản, gồm 1.122 văn bản của các bộ, cơ quan ngang bộ và 9.382 văn bản của địa phương;
Qua kiểm tra đã phát hiện và chỉ đạo xử lý, tham mưu xử lý đối với 446 văn bản có nội dung trái pháp luật hoặc bất cập, không còn phù hợp. Qua đó chấn chỉnh, rút kinh nghiệm, nâng cao ý thức trách nhiệm, trật tự, kỷ cương trong công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật, góp phần tháo gỡ khó khăn, tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh.
Trước đó, vào thời điểm đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, ngày 14/10/2021, trên cơ sở đề xuất của Đảng đoàn Quốc hội, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 19-KL/TW về định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.
Đây là lần đầu tiên Bộ Chính trị ban hành một văn bản chính trị - pháp lý đặc biệt quan trọng nhằm định hướng, giao nhiệm vụ lập pháp cần tập trung triển khai thực hiện trong cả một nhiệm kỳ Quốc hội.