Phát triển đất nước: Trọng trách nặng nề và vẻ vang của ngành Giáo dục

Minh Phong (Thực hiện) | 21/01/2023, 13:30
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Sau 10 năm triển khai Nghị quyết số 29-NQ/TW, sự nghiệp giáo dục, đào tạo của nước nhà đã đạt được những thành tựu đáng tự hào.

Đặc biệt nữa, Người chủ trương, làm thế nào để giáo dục học sinh phát triển được năng lực tự do và sáng tạo. Điều này thể hiện nổi bật trong bức thư của Người gửi cho ngành Giáo dục, các thầy, cô giáo, học sinh nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên dưới chế độ Dân chủ Cộng hòa. Đó là một nền giáo dục dân chủ, cách mạng, khoa học và nhân văn. Một nền giáo dục có khả năng phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của học sinh. Luận điểm này cực kỳ quan trọng, có thể coi đây là điểm cốt yếu trong cương lĩnh giáo dục của chế độ mới.

Chính vì thế, tại Đại hội lần thứ XIII diễn ra tháng 1/2021, Đảng ta nhấn mạnh khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc và bắt đầu từ việc khơi dậy khát vọng cống hiến của mỗi người, nhất là lớp trẻ; trong đó có học sinh, sinh viên.

Trong bức thư gửi cho học sinh Bác nói rõ: Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước lên đài vinh quang để sánh vai được cùng các cường quốc năm châu hay không, một phần lớn là nhờ công học tập của các em. Đấy chính là khát vọng mà Người gửi đến thế hệ trẻ. Đó cũng chính là mục tiêu mà nền giáo dục đạt tới, gọi là giáo dục phát triển, hiện đại, giáo dục trong đổi mới và hội nhập hiện nay của chúng ta. Qua đó, chúng ta càng nhận thức rõ hơn trọng trách nặng nề và vẻ vang của ngành Giáo dục đối với sự phát triển đất nước.

Phát triển đất nước: Trọng trách nặng nề và vẻ vang của ngành Giáo dục ảnh 2

Sinh viên Trường ĐH Sư phạm (ĐH Huế). Ảnh: NTCC

Thực hiện cho được khát vọng của Người

- Phải chăng, quan điểm “Giáo dục là quốc sách hàng hàng đầu” cũng là cụ thể hóa khát vọng của Người đối với sự nghiệp giáo dục, đào tạo của nước nhà?

- Bấy lâu nay, những tiến trình cải cách giáo dục của chúng ta đều nhằm thực hiện cho được khát vọng của Người là: Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Không chỉ giáo dục, đào tạo mà cả khoa học công nghệ cũng phải là quốc sách hàng đầu. Hai lĩnh vực này có mối liên hệ hữu cơ, giữa các nhà giáo và nhà khoa học, giữa đội ngũ trí thức cao cấp của cả nước nói chung.

Cho nên phải thực hiện cho được vấn đề đổi mới Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông và hệ thống giáo trình đào tạo ở bậc đại học. Ở đó có đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy. Làm sao để khuyến khích và kích thích trí tuệ sáng tạo, khát vọng tìm hiểu, phát triển của học sinh ở các thế hệ, lớp học, ngành học để cuối cùng đạt cho được khát vọng phát triển đất nước.

Dân tộc Việt Nam nhất định phải thành một dân tộc thông thái, tức là có trình độ phát triển trí tuệ cao. Xây dựng Chủ nghĩa xã hội Việt Nam, trong đó giáo dục, đào tạo đóng vai trò quan trọng - cung cấp nguồn nhân lực để xây dựng một xã hội văn hóa cao. Tôi nhắc lại, văn hóa cao chứ không chỉ là học vấn cao. Bởi học vấn là tiền đề, điều kiện, còn văn hóa cao là toàn bộ chất lượng phát triển của con người, cộng đồng xã hội theo đúng chuẩn mực khoa học, cách mạng và nhân văn. Đó cũng là theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh; đồng thời là quan điểm của các cuộc cải cách giáo dục, trong đó có cải cách giáo dục thời kỳ đổi mới và hội nhập theo Nghị quyết số 29-NQ/TW của Trung ương Đảng.

- Đội ngũ nhà giáo đóng vai trò quan trọng trong quá trình đổi mới giáo dục. Vậy quan điểm về xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo được Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ dẫn như thế nào?

- Khi đề cao người học là trung tâm không có nghĩa là chúng ta xem nhẹ và giảm sút vai trò chủ đạo, tích cực hướng dẫn của người thầy. Điều đó đòi hỏi mỗi giáo viên phải thường xuyên nâng cao năng lực, bản lĩnh trước yêu cầu mới. Qua thực tiễn nghề nghiệp, chúng ta cảm nhận được: Thầy giáo là kỹ sư tâm hồn. Họ không chỉ là người thầy tài năng, nhà sư phạm tâm huyết, mà còn phấn đấu, sáng tạo như người nghệ sĩ tài hoa biết truyền cảm hứng, dẫn dắt học sinh thực hiện khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Người thầy phải rèn luyện cho học sinh khả năng tự học, tự đào tạo, hoàn thiện nhân cách.

Một trong những luận điểm của Người về giáo dục là coi trọng người thầy. Không có thầy giáo sẽ không có nhà trường, không có hoạt động dạy học của thầy và trò thì không thành giáo dục. Cho nên đầu tư xây dựng nhân lực chất lượng cao, tức là đầu tư cho đội ngũ nhà giáo từ mầm non, tiểu học, trung học đến đại học và trên đại học. Trong cơ cấu hoàn chỉnh đó, vai trò của nhà giáo rất quan trọng. Vì vậy, phải có chiến lược về xây dựng và phát triển đội ngũ đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo. Đó mới là gốc của vấn đề.

Xây dựng đội ngũ nhà giáo đủ đức, tài, đủ cả bản lĩnh, niềm đam mê, tận tâm, tận hiến với nghề là mong muốn của xã hội. Đây cũng là nỗ lực của Đảng và Nhà nước trong việc giúp cho ngành Giáo dục có sự phát triển đột phá, đạt đến chất lượng mới trong yêu cầu phát triển bền vững của đất nước. Vì thế, chúng ta phải chú trọng đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống các trường sư phạm – hệ thống “máy cái” của ngành Giáo dục.

Ngoài những anh hùng hữu danh, còn có anh hùng vô danh. Đó là lực lượng đông đảo nhà giáo, nhất là thầy cô vẫn miệt mài “gieo chữ” nơi vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Do đó, cần có cơ chế, chính sách tạo động lực cho các nhà giáo gắn bó với sự nghiệp giáo dục, đào tạo của nước nhà.

- Xin cảm ơn Giáo sư!

Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục có tính thời sự và hiện đại. Người chủ trương một nền giáo dục bắt đầu từ trong nhà trường phải có dân chủ. Dân chủ giữa thầy và trò. Thầy yêu quý học trò, học trò kính trọng thầy. Dân chủ nhưng không được “cá đối bằng đầu”. Bác chú trọng kỷ cương, nền nếp, trật tự trong nhà trường, mà ở đó tất cả đều mang tính mẫu mực. Chữ sư phạm - Người còn gắn liền với chữ mô phạm. Mẫu mực trong nhà trường bắt đầu từ nhân vật trung tâm là đội ngũ nhà giáo, gồm cả thầy, cô giáo và cán bộ quản lý.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/phat-trien-dat-nuoc-trong-trach-nang-ne-va-ve-vang-cua-nganh-giao-duc-post623076.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/phat-trien-dat-nuoc-trong-trach-nang-ne-va-ve-vang-cua-nganh-giao-duc-post623076.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phát triển đất nước: Trọng trách nặng nề và vẻ vang của ngành Giáo dục